Những ngày qua, dư luận không khỏi ngỡ ngàng và tiếc nuối khi tòa nhà 2 tầng kiến trúc Pháp địa chỉ 61 Trần Phú, nằm giữa 4 con đường Hùng Vương - Trần Phú - Lê Trực - Nguyễn Thái Học, khu vực gần quảng trường Ba Đình (TP Hà Nội) bị dỡ bỏ, nhường chỗ cho dự án cao ốc. (Ảnh: Tổ Quốc).Dự án này được thực hiện bởi liên danh Công ty CP Thiết bị Bưu điện (Postef) với Công ty CP Liên Việt Holdings và Công ty CP Him Lam. Tuy nhiên, trả lời báo chí sáng 7/4, đại diện Him Lam cho biết, Him Lam chỉ đóng vai trò tư vấn tại dự án này. Trước đó, trả lời trên báo chí thời điểm năm 2020, đại diện của Him Lam cũng khẳng định Him Lam chỉ tham gia với vai trò tư vấn. Dù có tên trong liên danh nhưng không có bất cứ phần vốn góp nào của Him Lam vào dự án. (Ảnh: Tổ Quốc). Khu đất 61 Trần Phú (quận Ba Đình, Hà Nội) có vị trí đắc địa bậc nhất Thủ đô hiện nay, khi chỉ cách quảng trường Ba Đình khoảng 400m. Vị trí cách không xa Hội trường Ba Đình, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Sân vận Hàng Đẫy, Bệnh viện Xanh Pôn, nhiều đại sứ quán... (Ảnh: Dân Trí).Khu đất rộng 9.078 m2, bao gồm 4 dãy nhà 2 tầng mái ngói, đây là công trình nhà máy cũ được xây dựng từ năm 1925 vào thời Pháp thuộc trên nền cũ của pháo đài góc Tây Nam thành Hà Nội thời Nguyễn. Dãy nhà mang những nét đặc trưng của thế kỷ 20. (Ảnh: Tao Van Nguyen).Sau khi thực dân Pháp bị đánh đuổi, tòa nhà được sử dụng làm Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef). Bức ảnh tư liệu của TTXVN ghi lại khoảnh khắc lịch sử vào tháng 5/1975, khi các chiến sĩ tự vệ Nhà máy Thiết bị Bưu điện đang khẩn trương tu sửa nắp hầm trú ẩn.Trong những năm 2010 - 2019, Công ty CP Thiết bị Bưu điện, chủ khu đất, từng dự định xây dựng khu đất này trở thành trung tâm công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D). (Ảnh:Vietnamnet).Tuy nhiên, chỉ ít năm sau, trong cơn sốt chuyển đổi nhà máy, xí nghiệp thành đất thương mại, Postef đã quyết định mang khu đất 61 Trần Phú đi góp vốn triển khai dự án bất động sản. Đối tác được lựa chọn là Công ty CP Liên Việt Holdings và Công ty CP Him Lam. (Ảnh: Báo Giao thông).Đến ngày 24/6/2017, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 3841/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trên khu đất "kim cương" 61 Trần Phú. Phía chủ đầu tư đã hoàn thiện thủ tục khởi công dự án và chuẩn bị khởi công. (Ảnh: Báo Giao thông).Dự án xây dựng trên khu đất “kim cương" 61 Trần Phú bao gồm công trình đa chức năng thương mại cao 11 tầng nổi, một tầng tum (chiều cao tối đa 42,9 m), 6 tầng hầm, tổng diện tích sàn 75.329 m2 với mức đầu tư 1.574 tỷ đồng. (Ảnh: Dân Việt).Tại một mặt của tòa nhà đối diện Nguyễn Thái Học là bức phù điêu khắc lại hình ảnh đắp nổi hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ. Đây từng là vị trí dân quân Hà Nội bắn rơi máy bay Mỹ vào đúng ngày 19-5-1967. (Ảnh: Tuổi Trẻ).Kiến trúc cao ốc 11 tầng sắp được xây dựng tại vị trí này đang gây nhiều tranh cãi và dấy nên lo ngại cho bộ phần lớn người dân Thủ đô. (Ảnh: Dân Việt).Trước sự việc, ngày 6/4, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành của thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú; đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên. Kết quả thực hiện yêu cầu này phải được báo cáo về Thường trực Thành ủy trước ngày 8/4/2022. (Ảnh: Báo Giao thông).Cũng trong ngày 6/4, Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị tạm dừng thi công, rà soát về các chỉ tiêu quy hoạch, phương án kiến trúc công trình tại số 61 Trần Phú. (Ảnh: Dân Trí).
Những ngày qua, dư luận không khỏi ngỡ ngàng và tiếc nuối khi tòa nhà 2 tầng kiến trúc Pháp địa chỉ 61 Trần Phú, nằm giữa 4 con đường Hùng Vương - Trần Phú - Lê Trực - Nguyễn Thái Học, khu vực gần quảng trường Ba Đình (TP Hà Nội) bị dỡ bỏ, nhường chỗ cho dự án cao ốc. (Ảnh: Tổ Quốc).
Dự án này được thực hiện bởi liên danh Công ty CP Thiết bị Bưu điện (Postef) với Công ty CP Liên Việt Holdings và Công ty CP Him Lam. Tuy nhiên, trả lời báo chí sáng 7/4, đại diện Him Lam cho biết, Him Lam chỉ đóng vai trò tư vấn tại dự án này. Trước đó, trả lời trên báo chí thời điểm năm 2020, đại diện của Him Lam cũng khẳng định Him Lam chỉ tham gia với vai trò tư vấn. Dù có tên trong liên danh nhưng không có bất cứ phần vốn góp nào của Him Lam vào dự án. (Ảnh: Tổ Quốc).
Khu đất 61 Trần Phú (quận Ba Đình, Hà Nội) có vị trí đắc địa bậc nhất Thủ đô hiện nay, khi chỉ cách quảng trường Ba Đình khoảng 400m. Vị trí cách không xa Hội trường Ba Đình, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Sân vận Hàng Đẫy, Bệnh viện Xanh Pôn, nhiều đại sứ quán... (Ảnh: Dân Trí).
Khu đất rộng 9.078 m2, bao gồm 4 dãy nhà 2 tầng mái ngói, đây là công trình nhà máy cũ được xây dựng từ năm 1925 vào thời Pháp thuộc trên nền cũ của pháo đài góc Tây Nam thành Hà Nội thời Nguyễn. Dãy nhà mang những nét đặc trưng của thế kỷ 20. (Ảnh: Tao Van Nguyen).
Sau khi thực dân Pháp bị đánh đuổi, tòa nhà được sử dụng làm Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef). Bức ảnh tư liệu của TTXVN ghi lại khoảnh khắc lịch sử vào tháng 5/1975, khi các chiến sĩ tự vệ Nhà máy Thiết bị Bưu điện đang khẩn trương tu sửa nắp hầm trú ẩn.
Trong những năm 2010 - 2019, Công ty CP Thiết bị Bưu điện, chủ khu đất, từng dự định xây dựng khu đất này trở thành trung tâm công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D). (Ảnh:Vietnamnet).
Tuy nhiên, chỉ ít năm sau, trong cơn sốt chuyển đổi nhà máy, xí nghiệp thành đất thương mại, Postef đã quyết định mang khu đất 61 Trần Phú đi góp vốn triển khai dự án bất động sản. Đối tác được lựa chọn là Công ty CP Liên Việt Holdings và Công ty CP Him Lam. (Ảnh: Báo Giao thông).
Đến ngày 24/6/2017, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 3841/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trên khu đất "kim cương" 61 Trần Phú. Phía chủ đầu tư đã hoàn thiện thủ tục khởi công dự án và chuẩn bị khởi công. (Ảnh: Báo Giao thông).
Dự án xây dựng trên khu đất “kim cương" 61 Trần Phú bao gồm công trình đa chức năng thương mại cao 11 tầng nổi, một tầng tum (chiều cao tối đa 42,9 m), 6 tầng hầm, tổng diện tích sàn 75.329 m2 với mức đầu tư 1.574 tỷ đồng. (Ảnh: Dân Việt).
Tại một mặt của tòa nhà đối diện Nguyễn Thái Học là bức phù điêu khắc lại hình ảnh đắp nổi hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ. Đây từng là vị trí dân quân Hà Nội bắn rơi máy bay Mỹ vào đúng ngày 19-5-1967. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Kiến trúc cao ốc 11 tầng sắp được xây dựng tại vị trí này đang gây nhiều tranh cãi và dấy nên lo ngại cho bộ phần lớn người dân Thủ đô. (Ảnh: Dân Việt).
Trước sự việc, ngày 6/4, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành của thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú; đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên. Kết quả thực hiện yêu cầu này phải được báo cáo về Thường trực Thành ủy trước ngày 8/4/2022. (Ảnh: Báo Giao thông).
Cũng trong ngày 6/4, Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị tạm dừng thi công, rà soát về các chỉ tiêu quy hoạch, phương án kiến trúc công trình tại số 61 Trần Phú. (Ảnh: Dân Trí).