Những ngày gần đây, chợ xanh Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người bởi cách phòng dịch COVID-19 độc đáo.Để đảm bảo giãn cách, chợ Bách Khoa đã quây tấm chắn vòng quanh chợ để hạn chế tiếp xúc giữa người bán hàng và khách.Ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã yêu cầu tiểu thương của chợ phải làm tấm chắn ngăn cách thì mới được bán hàng”. Ông Khang cũng cho biết thêm, để đảm bảo không tập trung đông người, UBND phường Bách Khoa đã phân lịch cho các tiểu thương kinh doanh luân phiên theo ngày chẵn lẻ.Được biết, toàn bộ chợ có khoảng 150 quầy bán hàng, khi áp dụng chia lịch thì chỉ còn khoảng 70 quầy bán hàng mỗi ngày. Theo ghi nhận của PV báo Tri thức và Cuộc sống, chợ thường đông vào buổi sáng do trước đây chợ chỉ mở nửa ngày nên đã hình thành thói quen với người dân.Tuy nhiên, từ khi các chợ cóc, chợ tạm phải dừng hoạt động, chợ Bách Khoa đã mở cả ngày để phục vụ người dân nên không còn cảnh dồn đi mua đồ vào sáng sớm.Chị Vân Anh - trú tại phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội) cho biết, việc căng tấm chắn không khiến việc mua hàng khó hơn.Ông Khang cho biết thêm, những quầy hàng không thiết yếu như vải, quần áo, vàng mã đã được yêu cầu tạm nghỉ để tăng không gian trong chợ.Cùng quan điểm với chị Vân Anh, bác Văn Huyên (trú tại đường Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa) cho rằng việc có tấm chắn giúp người mua yên tâm đứng xem hàng muốn mua được kỹ hơn.Trong Công điện mới nhất của Hà Nội, các chợ tạm, chợ cóc sẽ phải đóng cửa nên những chợ xanh nằm trong sự quản lý của chính quyền địa phương được dự báo sẽ tăng lượt người mua.Công tác chuẩn bị để phòng chống dịch COVID-19 tại những chợ này là vấn đề hết sức được quan tâm để người dân được yên tâm mua sắm.Người dân Hà Nội đi chợ trong ngày đầu giãn cách.
Những ngày gần đây, chợ xanh Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người bởi cách phòng dịch COVID-19 độc đáo.
Để đảm bảo giãn cách, chợ Bách Khoa đã quây tấm chắn vòng quanh chợ để hạn chế tiếp xúc giữa người bán hàng và khách.
Ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã yêu cầu tiểu thương của chợ phải làm tấm chắn ngăn cách thì mới được bán hàng”.
Ông Khang cũng cho biết thêm, để đảm bảo không tập trung đông người, UBND phường Bách Khoa đã phân lịch cho các tiểu thương kinh doanh luân phiên theo ngày chẵn lẻ.
Được biết, toàn bộ chợ có khoảng 150 quầy bán hàng, khi áp dụng chia lịch thì chỉ còn khoảng 70 quầy bán hàng mỗi ngày.
Theo ghi nhận của PV báo Tri thức và Cuộc sống, chợ thường đông vào buổi sáng do trước đây chợ chỉ mở nửa ngày nên đã hình thành thói quen với người dân.
Tuy nhiên, từ khi các chợ cóc, chợ tạm phải dừng hoạt động, chợ Bách Khoa đã mở cả ngày để phục vụ người dân nên không còn cảnh dồn đi mua đồ vào sáng sớm.
Chị Vân Anh - trú tại phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội) cho biết, việc căng tấm chắn không khiến việc mua hàng khó hơn.
Ông Khang cho biết thêm, những quầy hàng không thiết yếu như vải, quần áo, vàng mã đã được yêu cầu tạm nghỉ để tăng không gian trong chợ.
Cùng quan điểm với chị Vân Anh, bác Văn Huyên (trú tại đường Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa) cho rằng việc có tấm chắn giúp người mua yên tâm đứng xem hàng muốn mua được kỹ hơn.
Trong Công điện mới nhất của Hà Nội, các chợ tạm, chợ cóc sẽ phải đóng cửa nên những chợ xanh nằm trong sự quản lý của chính quyền địa phương được dự báo sẽ tăng lượt người mua.
Công tác chuẩn bị để phòng chống dịch COVID-19 tại những chợ này là vấn đề hết sức được quan tâm để người dân được yên tâm mua sắm.
Người dân Hà Nội đi chợ trong ngày đầu giãn cách.