Ông lớn địa ốc nào "đắc lợi"?
Thông tin Đà Nẵng quyết xây cảng Liên Chiểu đã được ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thông tin tại buổi tiếp xúc của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng với cử tri ở quận Thanh Khê sáng ngày 19/11.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: “Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án cảng Liên Chiểu”.
Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, liên quan đến dự án cảng Liên Chiểu, đơn vị tư vấn quy hoạch chung của thành phố thuê có đưa ra phương án đề xuất không làm dự án cảng Liên Chiểu, thay vào đó là phát triển cảng Tiên Sa hiện có ở Đà Nẵng.
|
Cảng Tiên Sa vẫn còn dư khả năng khai thác. Ảnh: Baodautu |
Thành phố đã tổ chức các hội thảo lấy ý kiến đại diện các bộ, ngành và chuyên gia trong lĩnh vực. Qua đó thấy dự án cảng Liên Chiểu đã được nghiên cứu nhiều năm và đã đưa vào Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị dành cho Đà Nẵng; và kết luận là Đà Nẵng vẫn làm dự án cảng Liên Chiểu. Sau khi có cảng Liên Chiểu, cảng Tiên Sa hiện nay sẽ là cảng quân sự, du lịch, tách biệt chức năng với cảng Liên Chiểu là cảng hàng hóa.
Việc Đà Nẵng xây cảng Liên Chiểu, nhiều câu hỏi đã được dư luận đưa ra, ông lớn địa ốc nào "đắc lợi"?.
Trong số các dự án hưởng lợi từ cảng Liên Chiểu, nổi bật có lẽ phải kể đến Gami Eco Charm, do Công ty cổ phần Tập đoàn Gami làm chủ đầu tư.
Theo giới thiệu trên một số trang mua bán bất động sản, dự án Eco Charm Premier Island Đà Nẵng có tổng diện tích đất là 60 hecta, là một trong nhiều dự án nghỉ dưỡng cao cấp của tập đoàn Gami.
|
Vị trí dự án xây dựng cảng Liên Chiểu và dự án Gami Eco Charm. |
Ecocharm Premier Island Đà Nẵng được đầu tư số vốn đầu tư của dự án lên đến hơn 2.000 tỷ đồng, còn được giới thiệu là khu quần thể bao gồm khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, căn hộ khách sạn đạt chuẩn 5 sao cùng với đó là hệ thống dịch vụ hấp dẫn.
Là dự án nằm liền kề trục đường chính Nguyễn Lương Bằng, nối liền với quốc lộ 1A - 1 trong những tuyến đường giao thông huyết mạch của cả nước nói chung và kết nối cảng quốc tế Liên Chiểu với các khu vực lân cận của thành phố Đà Nẵng nói riêng, Gami EcoCharm nghiễm nhiên thừa hưởng nhiều lợi thế.
Dự án xây dựng cảng Liên Chiểu và các dự án trọng điểm khác trong toàn khu vực như Khu công nghiệp Liên Chiểu, Khu công nghiệp Hòa Khánh, Khu công nghệ cao và Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng v.v… được đẩy nhanh tiến độ và dần hoàn thiện sẽ mang đến một thế hệ cư dân mới là các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên… giàu tri thức, đông đảo về số lượng và cao cấp về chất lượng cuộc sống.
Khi đó, với hạ tầng khu vực kết nối và mang tính đồng bộ, hệ thống tiện ích đẳng cấp tạo lập cuộc sống thượng lưu như bến du thuyền, công viên văn hóa chủ đề, sông Evergreen, miếu Thần Nông, trường học, trung tâm thương mại,… thì chắc chắn Gami Eco Charm sẽ là lựa chọn vàng cho dịch vụ cư trú, đáp ứng được nhu cầu cư trú chất lượng đột ngột tăng cao trong toàn khu vực.
Toàn bộ dự án với 3 mặt giáp sông, nối với các trục đường chính qua hệ thống cầu hiện đại.
Hiện dự án Eco Charm được chào bán với giá từ 13.2 -17tr/m2. Về tiến độ thanh toán sẽ chia thành 8 đợt trong vòng 1 năm. Chủ đầu tư cũng áp dụng chính sách hỗ trợ thanh toán sớm với mức chiết khấu dòng tiền lên đến 10%/năm.
Dự kiến quý I/2019, dự án sẽ bàn giao cho khách hàng.
|
Phối cảnh dự án Gami Eco Charm. |
Đầu tư nhiều dự án quy mô lớn
Trong giới bất động sản, Tập đoàn Gami cũng nhanh chóng ghi tên tuổi của mình với nhiều dự án địa ốc “khủng”. Ngoài Eco Charm Premier, Tập đoàn này còn biết đến khi một Công ty chi nhánh của Gami Group làm chủ đầu tư dự án khu đô thị và dịch vụ Tây Quốc Oai (Hà Nội), với quy mô 52,5 ha, tổng vốn đầu tư lên đến 537 triệu USD.
Đây là một tổ hợp đa chức năng gồm: Khu khách sạn và trung tâm thương mại, khu biệt thự, nhà phố thương mại, công viên văn hóa…
Thêm nữa là dự án resort Bãi Trường quy mô 34,9 ha tại Phú Quốc; khu phố mới Hoa Lư, với quy mô 15,6 ha tại TP. Pleiku, Gia Lai; dự án đô thị mới Hùng Vương, TP. Tuy Hòa, Phú Yên với quy mô 10,4 ha; dự án Huế Theme Park, dự án Tuần Châu tại Quảng Ninh với quy mô hơn 6 ha…
“Bà chủ” Eco Charm Premier Island Đà Nẵng là ai?
Mặc dù đầu tư những dự án tầm cỡ quy mô, nhưng nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng khi biết Công ty cổ phần Tập đoàn Gami lại là một nhà phân phối xe hơi của nhiều thương hiệu lớn.
Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 1993, sau một thời gian hoạt động, thị trường phân phối của Gami nhanh chóng vươn ra khắp cả nước, hệ thống khách hàng bao gồm các cá nhân, cơ quan tổ chức.
|
Bà Tạ Thị Tú Trinh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Gami |
Không chỉ phát triển kinh doanh ở lĩnh vực phân phối ô tô, Gami Group còn liên tục mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực mới. Đặc biệt nhiều lãnh đạo chủ chốt của Gami từng đảm nhận những vai trò quan trọng tại các ngân hàng lớn trong nước.
Điển hình như ông ông Nguyễn Tiến Dũng, từng đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc Ngân hàng VPBank (năm 2001-2002). Đồng thời, tập đoàn này cũng có cổ phần lớn tại Ngân hàng NaViBank trước khi ngân hàng này đổi tên thành Ngân hàng Quốc Dân (NCB).
Năm 2014, ông Vũ Hồng Nam, một lãnh đạo của Gami Group đã được đề cử đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quốc Dân NCB. Chức vụ này sau đó được bà Trần Hải Anh (vợ ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Gami) đảm nhận.
Ngày 9/11/2017, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch Gami Group (chồng bà Trần Hải Anh) đã được bầu làm Chủ tịch NCB thay thế vợ.
Đây cũng là thời điểm Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Theo luật mới, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.
Thời gian ngắn sau đó, chiếc “ghế quyền lực” tại Tập đoàn Gami được chuyển giao cho bà Tạ Thị Tú Trinh (chị dâu của ông Nguyễn Tiến Dũng).
Theo báo Đời sống và Pháp luật, có thời điểm bà Trinh nắm đến 92,59% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Tập đoàn Gami. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ sở hữu của bà Trinh chỉ còn 6,93%.
Bà Trinh cũng được biết đến là người đại diện của Công ty cổ phần đầu tư thương mại An Dân; Công ty cổ phần ô tô An Hưng.
Tháng 5/2019, bà Tạ Thị Tú Trinh đã đăng ký cổ phiếu NVB. Theo đó, bà Tạ Thị Tú Trinh đăng ký mua 4.677.419 quyền mua cổ phiếu, tương ứng với 2.899.999 cổ phiếu sau khi mua thành công.