Cư dân Anland Lake View căng băng rôn đòi quyền lợi: Điểm lùm xùm mang tên Nam Cường

Google News

Là một “ông lớn” của thị trường bất động sản, nhưng những dự án của Tập đoàn Nam Cường khi triển khai cũng dính phải không ít lùm xùm.

Tập đoàn Nam Cường từng được biết đến như một “ông lớn” của thị trường bất động sản, sở hữu quỹ đất vàng tại khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội từ quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm đến các huyện của Hà Tây cũ.
Các dự án có thể kể đến như: Khu đô thị Cổ Nhuế; khu đô thị Phùng Khoang (Nam Từ Liêm); khu đô thị mới Thạch Phúc (huyện Thạch Thất và Phúc Thọ); khu đô thị Quốc Oai (huyện Quốc Oai); khu đô thị Thạch Thất (huyện Thạch Thất); khu đô thị sinh thái Chương Mỹ (huyện Chương Mỹ)...
Khi nhắc đến Tập đoàn Nam Cường, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của doanh nghiệp này trong việc góp phần làm thay đổi diện mạo thị trường bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội. Tuy nhiên, khi triển khai các dự án bất động sản, Tập đoàn Nam Cường cũng dính không ít lùm xùm.
Cu dan Anland Lake View cang bang ron doi quyen loi: Diem lum xum mang ten Nam Cuong
 Bà Lê Thị Thúy Ngà - Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường.
Dự án Anland Lake View nhiều lần bị cư dân căng băng rôn phản đối
Dự án Anland Lake View (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) của Tập đoàn Nam Cường được đánh giá có vị trí đắc địa khi tọa lạc tại trung tâm Khu đô thị Dương Nội 1, sát cạnh hồ Bách Hợp Thủy thuộc Công viên Thiên văn học.
Anland Lake View được xây dựng trên diện tích đất 15.766m2; mật độ xây dựng là 29.93%. Dự án này gồm 4 block A,B,C,D. Trong đó, tòa A&B có 34 tầng nối, 2 tầng hầm; tòa C có 46 tầng nối, 2 tầng hầm và tòa D là 52 tầng nối, 2 tầng hầm.
Dự án Anland Lake View bắt đầu bàn giao vào tháng 12/2021. Tuy nhiên cư dân cho biết, kể từ khi nhận bàn giao căn hộ cho đến nay, nhiều điều khoản trong hợp đồng không được phía chủ đầu tư thực hiện theo cam kết. Đặc biệt, cư Anland Lake View đã nhiều lần căng băng rôn phản đối chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường.
Cu dan Anland Lake View cang bang ron doi quyen loi: Diem lum xum mang ten Nam Cuong-Hinh-2
 Cư dân Anland Lake View “quây” dinh thự chủ Tập đoàn Nam Cường bà Lê Thị Thúy Ngà vào sáng 13/5/2022.
Tuy nhiên, sáng 13/5, các cư dân sinh sống tại Anland Lakeview bất ngờ tập trung nhau trước cửa dinh thự gần 5.000m2 của bà Lê Thúy Ngà (Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường), để phản đối chủ đầu Nam Cường dưới hình thức căng băng rôn kèm nhiều khẩu hiệu như: “Dinh thự nghìn tỷ KĐT Dương Nội thu giá trên trời”, “cư dân Anland Lake View yêu cầu CĐT Nam Cường cung cấp dịch vụ đúng hợp đồng 13k”, “cư dân Anland Lake View yêu cầu CĐT Nam Cường tổ chức hội nghị nhà chung”…
Nói về nguyên nhân của sự việc, một cư dân cho biết, do phía chủ đầu tư và Ban quản lý tòa nhà vẫn quy định mức thu phí gửi xe tại Anland Lake View với giá “trên trời” (các cư dân không đồng ý với mức phí gửi xe máy là 80.000 đồng/xe/tháng; ô tô là 1.500.000 đồng/xe/tháng); Ban quản lý tòa nhà không thực hiện đúng và đủ hết các dịch vụ tương xứng phí dịch vụ quản lý và vận hành.
Hồi tháng 3/2022, cư dân Anland Lake View cũng căng băng rôn phản đối chủ đầu tư về mức thu phí các dịch vụ trên.
Phản hồi về vấn đề này, chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường cho hay mức phí trông giữ xe tại tầng hầm 1.500.000 đồng/tháng/xe được căn cứ theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội và thực tế hạ tầng dịch vụ cung cấp cho cư dân.
Mức phí này cũng đang thấp hơn rất nhiều so với mức trần quy định tại Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 15/12/2017 của UBND TP Hà Nội. Đồng thời, chỉ tương đương với một số dự án chung cư cùng phân khúc được bàn giao trong thời gian vừa qua.
Về hạ tầng dịch vụ, vị trí đỗ xe bố trí tại tầng hầm Tòa nhà, được trang bị hiện đại với hệ thống giám sát, trông giữ xe thông minh: camera an ninh theo dõi; kiểm tra phương tiện người gửi, quản lý điểm đỗ; ra vào quẹt thẻ theo dõi giờ vào, giờ ra và tính tiền… Do đó, Chủ đầu tư xây dựng mức giá phù hợp để đảm bảo vận hành hệ thống, cung cấp dịch vụ tối ưu cho Cư dân.
Cũng theo chủ đầu tư, việc bố trí vị trí đỗ xe ô tô tại tầng hầm, căn cứ hợp đồng mua bán căn hộ, tầng hầm chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư. Chủ đầu tư xây dựng công trình tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và hồ sơ thiết kế được duyệt.
Cu dan Anland Lake View cang bang ron doi quyen loi: Diem lum xum mang ten Nam Cuong-Hinh-3
 Khách hàng mua căn hộ chung cư tại Anland Complex căng băng rôn, khẩu hiệu "tố cáo" chủ đầu tư Nam Cường sai phạm. (Ảnh: Reatinmes).
Trước đó, giữa năm 2018, khách hàng mua nhà tại dự án Anland Complex của Tập đoàn Nam Cường cũng liên tiếp căng băng rôn, khẩu hiệu tại khu vực dự án như cư dân Anland Lake View nhằm phản đối chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết.
Tập đoàn Nam Cường “ôm đất vàng” ngủ quên
Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông) được coi như "con át chủ bài" của Tập đoàn Nam Cường và được doanh nghiệp này chọn để đặt “đại bản doanh”. Tuy nhiên, tại dự án này dính lùm xùm “ôm đất ngủ quên”, xây thừa 500 căn biệt thự và nghi vấn thiếu cân đối trong thực hiện dự án BT đổi đất lấy hạ tầng khiến dư luận không khỏi ngao ngán.
Cu dan Anland Lake View cang bang ron doi quyen loi: Diem lum xum mang ten Nam Cuong-Hinh-4
 Nhiều dãy biệt thự, nhà liền kề tại khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường xây dựng để bán và có người dân vào ở nhưng các công trình trường học chưa đầu tư xây dựng.
Đối với dự án khu đô thị Cổ Nhuế của Tập đoàn Nam Cường được Hà Nội phê duyệt vào tháng 10/2004, tổng diện tích là 17,6 ha, quy mô 1.900 dân. Dự án này bao gồm các khu văn phòng cho thuê cao 12 tầng, 55 biệt thự và cụm công trình CT1, CT2 cao 13 tầng, cụm CT3 gồm 4 block A, D cao 15 tầng, Block B, C ở giữa cao 18 tầng.
Đến nay, Tập đoàn Nam Cường mới hoàn thiện tương đối cơ sở hạ tầng, các tòa nhà CT1, CT2A, CT2B, CT3 và giao cho khách hàng. Vẫn còn nhiều căn biệt thự, nhà liền kề trong dự án chỉ xây xong phần thô rồi bỏ không, nhếch nhác.
Tập đoàn Nam Cường còn hướng đến quỹ đất hàng nghìn ha khi quyết định tham gia đầu tư dự án đường trục kinh tế Bắc Nam, thuộc tỉnh Hà Tây cũ.
Doanh nghiệp này dự kiến được giao hai dự án khu đô thị Quốc Oai có quy mô hơn 1.120ha và khu đô thị Thạch Thất với quy mô hơn 920ha. Tuy nhiên, năm 2013, dự án trục đường kinh tế Bắc Nam ngừng triển khai, cùng với đó hai dự án nêu trên rời khỏi tay Nam Cường do không phù hợp với định hướng quy hoạch của thành phố.
Mặc dù đề xuất trả lại hai siêu dự án ở Thạch Thất và Quốc Oai, nhưng Nam Cường vẫn đề xuất UBND TP Hà Nội giao cho các dự án phù hợp với quy hoạch chung để hoàn vốn dự án BT đường trục Bắc Nam. Trong đó, có dự án khu đô thị sinh thái Thạch Phúc và khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chương Mỹ). Tuy nhiên, hai dự án này cũng đang “án binh bất động”.
Tập đoàn Nam Cường còn có các dự án tầm cỡ khác như khu đô thị Hòa Vượng, khu đô thị Thống Nhất, khu đô thị Mỹ Trung, khu đô thị phía Tây Hải Dương...
Nhiều dự án bất động sản của Tập đoàn Nam Cường bị “tuýt còi”
Hồi tháng 3/2021, UBND TP.Hà Nội đã có báo cáo về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.
Theo đó, sau khi rà soát, thành phố phát hiện 383 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai. Trong đó, 295 dự án đã được giao đất, cho thuê đất; 88 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; 161 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.
Trong các dự án nêu trên có một loạt dự án của Tập đoàn Nam Cường bị “tuýt còi”, như: Khu đô thị Chương Mỹ (567ha, chậm giải phóng mặt bằng); khu đô thị Cổ Nhuế (phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm - chậm giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông, khớp nối hạ tầng kỹ thuật).
Ngoài ra, Hà Nội cũng kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo pháp luật với dự án xây dựng đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam đoạn qua Thạch Thất, Quyết định thu hồi khu đô thị Quốc Oai, huyện Quốc Oai.
Đồng thời, kiến nghị ra hạn 24 tháng, nộp nghĩa vụ tài chính đối với dự án bệnh viện quốc tế 500 giường tại Dương Nội do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư.
Khánh Hoài

>> xem thêm

Bình luận(0)