Công ty tài chính chung tay phòng chống gian lận

Google News

Trong bối cảnh vấn đề an toàn, bảo mật thông tin và tránh gian lận được đặt lên hàng đầu, việc các công ty tài chính chung tay triển khai, xây dựng cơ chế chia sẻ,

khai thác thông tin từ kho dữ liệu chung sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại đồng thời tạo sự minh bạch cho hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết từ tháng 5/2019 đến nay xuất hiện các chiến dịch tấn công lừa đảo nhằm vào các tổ chức tín dụng tại Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán của khách hàng… Trong 5 tháng đầu năm 2022, Cục An toàn thông tin đã phát hiện, xử lý 506 website lừa đảo giả mạo tổ chức tài chính, ngân hàng, hỗ trợ xử lý ngăn ngừa 1,5 triệu người dùng Internet Việt Nam tránh truy cập vào các trang lừa đảo và vi phạm pháp luật.
Cong ty tai chinh chung tay phong chong gian lan
 
Một số tổ chức tài chính đã liên tục đưa ra lời cảnh báo cho khách hàng về các“bẫy”lừa đảo thường gặp, cung như khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp mã OTP, hình ảnh giấy tờ tùy thân cho người khác,…
Theo các chuyên gia, hiện nay các đối tượng tội phạm tấn công vào các tổ chức tín dụng chủ yếu để thực hiện các hành vi lừa đảo như: tạo tài khoản giả, làm giấy tờ giả, tạo app vay tiền qua tín dụng.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Đó là công tác phòng ngừa đảm bảo an toàn thông tin của một số tổ chức tài chính chưa được quan tâm đúng mức nên các đối tượng tội phạm có thể đăng nhập, phát tán các mã độc lấy cắp thông tin với số lượng lớn. Tình trạng rao bán trên các trang mạng các thông tin cá nhân để nhằm mua bán và trục lợi. Cùng với đó, một số người dân còn thiếu cảnh giác trong bảo vệ thông tin cá nhân, không nắm sát các quy định của ngân hàng dẫn đến bị các đối tượng lợi dụng làm giả giấy tờ, tài liệu.
Cũng theo các chuyên gia, sau khi ăn cắp thông tin dữ liệu thì kèm theo đó là vấn nạn làm giả giấy tờ để mở tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các khoản vay vốn của tổ chức tín dụng chính diễn ra ngày càng tăng. Điều này đã vô hình chung đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, trong đó có các công ty tài chính.
Nhiều đối tượng lừa đảo còn bán dữ liệu trái phép cho các công ty núp bóng vay app online, mạo danh các công ty tài chính để mời gọi cho vay. Sau khi dụ dỗ cho khách hàng vay thành công, chúng thu nợ gốc và lãi với lãi suất cắt cổ nhưng người dân vẫn hiểu nhầm là của các công ty tài chính.
Cong ty tai chinh chung tay phong chong gian lan-Hinh-2
 
Đại diện FE CREDIT cho biết: “Thời gian gần đây xuất hiện những thủ đoạn lừa đảo vô cùng tinh vi nhằm ăn cắp thông tin dữ liệu của các tổ chức tín dụng rồi bán cho các đối tượng phạm tội. Là công ty đứng top đầu ngành, chúng tôi gặp không ít khó khăn khi có nhiều kẻ xấu mạo danh công ty để dụ dỗ người dân vay dựa trên những thông tin, dữ liệu rao bán trái phép trên thị trường”.
Để giải quyết bài toán này, tại Lễ ra mắt và Hội nghị lần thứ nhất Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, đại diện các công ty tài chính cho biết, cần có cơ chế, quy định rõ quyền, trách nhiệm tham gia để các công ty tài chính có thể sử dụng, truy cập, khai thác dữ liệu phòng chống gian lận. Nguyên nhân là nhiều khi các đối tượng gian lận có hệ thống, thực hiện hành vi gian lận với nhiều công ty tài chính. Việc này vừa để bảo vệ các công ty tài chính, cũng là bảo vệ khách hàng.
Cũng theo các đại diện các công ty tài chính, trong phương hướng hoạt động, câu lạc bộ đã có định hướng tạo cơ sở dữ liệu chung phòng chống gian lận. Câu lạc bộ sẽ sớm triển khai, xây dựng cơ chế chia sẻ, khai thác thông tin từ kho dữ liệu chung giúp giảm thiểu thiệt hại của các thành viên đồng thời tạo sự minh bạch cho hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)