Vườn tùng la hán nằm dưới chân cầu Nhật Tân (đường Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội) có giá trị hàng trăm tỷ đồng gây chú ý với bất kỳ ai đi qua đây.Khu vườn rộng khoảng 7.000 - 10.000m2 thuộc phường Xuân La (Hà Nội) với trên 500 cây tùng la hánnhanh chóng thu hút sự chú ý của những người mê cây cảnh. Đây là vườn tùng la hán của anh Vũ Xuân Lành, người đã có gần 30 năm đến với nghề sinh vật cảnh.Được biết đây là những cây tùng la hán có xuất xứ từ Nhật Bản và có giá trị nhiều tỷ đồng.Ông Vũ Xuân Lành (người quản lý vườn tùng) cho biết, toàn bộ những cây tùng ở đây được nhập khẩu từ Nhật Bản, đi đường biển về Việt Nam. Vườn cây được hình thành cách đây gần 5 năm, hiện trong vườn có khoảng vài trăm cây."Để hình thành một vườn tùng lớn như vậy rất khó khăn, một mình tôi không thể làm nổi, anh em cùng chung sức, cuối cùng cũng có được một vườn tùng la hán Nhật Bản lớn nhất Việt Nam", người quản lý vườn tùng chia sẻ.Nói đến tùng là nói đến sự hiên ngang, trường tồn, bất khuất. Ở môi trường nào cây tùng cũng có thể sống được nên rất nhiều người yêu thích", ông Lành thông tin.Các cây tùng cao lớn đều được tạo dáng, cắt tỉa tán lá và chăm sóc rất cẩn thận. Theo chủ nhân vườn cảnh, tuy đặc điểm khí hậu của Việt Nam khác Nhật Bản song đây là loại cây có sức sống tốt, dễ thích nghi thời tiết nên việc công đoạn chăm sóc không quá cầu kỳ. Khi về vườn Việt Nam chúng được trồng trong những bầu cát lớn.Đam mê chơi cây cảnh nghệ thuật và nhận thấy đây là loại cây cảnh thuộc hàng hiếm, độc đáo ở Việt Nam, vì thế nghệ nhân Xuân Lành quyết định mang tùng la hán về nước. Anh cho biết, người Nhật thích cây để tự nhiên hơn là uốn nắn nên tùng la hán Nhật Bản hầu nhưđều có dáng tự nhiên.Trong vườn, cao tới 4,5m, đường kính gốc 80cm được nghệ nhân định giá khoảng 17 tỷ đồng. Lý giải cho mức giá này, anh Lành cho hay, các nghệ nhân Nhật Bản đã phải chăm sóc cây cầu kỳ.Được biết, chủ khu vườn này là anh Kiên. Theo chia sẻ, người Nhật thích cây để tự nhiên hơn là uốn nắn nên những cây tùng la hán Nhật Bản hầu như đều có dáng tự nhiên. Khi về Việt Nam cây tùng được trồng trong những bầu cát lớn.Tùng la hán Nhật Bản mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm nay, thân cây to lớn rất phù hợp với các khu đô thị, biệt thự nhà vườn. Mới đây ông Lành có mang cây tùng cổ có tên “Cổ trực quang lâm” đến hội chợ triển lãm đầu xuân ở Bắc Ninh. Cây được báo giá hơn 4 tỷ đồng gây xôn xao cả hội chợ.Tùng la hán Nhật Bản có thân to lớn hơn tùng ta (tùng Việt Nam), có cây đường kính gần 1m, tuổi đời lên đến gần 800 năm.Mỗi cây được đánh mã số, chiều cao, đường kính gốc để theo dõi.Cây quá cao lớn nên những nghệ nhân chăm sóc phải dùng thang để cắt tỉa lá câyAnh Vũ Cao Huy (một nghệ nhân quê Nam Định) cho biết, kỹ thuật chăm sóc cây tùng cũng không quá khó khăn. Khi cây về Việt Nam, những nghệ nhân người Nhật đã sang tận nơi, hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn."Đặc điểm của cây tùng là phong thủy rất tốt, sinh khí nhiều, quanh năm không bỏ lá như những loại cây bản địa nên được nhiều người đón nhận", người quản lý vườn tùng chia sẻ.
Vườn tùng la hán nằm dưới chân cầu Nhật Tân (đường Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội) có giá trị hàng trăm tỷ đồng gây chú ý với bất kỳ ai đi qua đây.
Khu vườn rộng khoảng 7.000 - 10.000m2 thuộc phường Xuân La (Hà Nội) với trên 500 cây tùng la hánnhanh chóng thu hút sự chú ý của những người mê cây cảnh. Đây là vườn tùng la hán của anh Vũ Xuân Lành, người đã có gần 30 năm đến với nghề sinh vật cảnh.
Được biết đây là những cây tùng la hán có xuất xứ từ Nhật Bản và có giá trị nhiều tỷ đồng.
Ông Vũ Xuân Lành (người quản lý vườn tùng) cho biết, toàn bộ những cây tùng ở đây được nhập khẩu từ Nhật Bản, đi đường biển về Việt Nam. Vườn cây được hình thành cách đây gần 5 năm, hiện trong vườn có khoảng vài trăm cây.
"Để hình thành một vườn tùng lớn như vậy rất khó khăn, một mình tôi không thể làm nổi, anh em cùng chung sức, cuối cùng cũng có được một vườn tùng la hán Nhật Bản lớn nhất Việt Nam", người quản lý vườn tùng chia sẻ.
Nói đến tùng là nói đến sự hiên ngang, trường tồn, bất khuất. Ở môi trường nào cây tùng cũng có thể sống được nên rất nhiều người yêu thích", ông Lành thông tin.
Các cây tùng cao lớn đều được tạo dáng, cắt tỉa tán lá và chăm sóc rất cẩn thận. Theo chủ nhân vườn cảnh, tuy đặc điểm khí hậu của Việt Nam khác Nhật Bản song đây là loại cây có sức sống tốt, dễ thích nghi thời tiết nên việc công đoạn chăm sóc không quá cầu kỳ. Khi về vườn Việt Nam chúng được trồng trong những bầu cát lớn.
Đam mê chơi cây cảnh nghệ thuật và nhận thấy đây là loại cây cảnh thuộc hàng hiếm, độc đáo ở Việt Nam, vì thế nghệ nhân Xuân Lành quyết định mang tùng la hán về nước. Anh cho biết, người Nhật thích cây để tự nhiên hơn là uốn nắn nên tùng la hán Nhật Bản hầu nhưđều có dáng tự nhiên.
Trong vườn, cao tới 4,5m, đường kính gốc 80cm được nghệ nhân định giá khoảng 17 tỷ đồng. Lý giải cho mức giá này, anh Lành cho hay, các nghệ nhân Nhật Bản đã phải chăm sóc cây cầu kỳ.
Được biết, chủ khu vườn này là anh Kiên. Theo chia sẻ, người Nhật thích cây để tự nhiên hơn là uốn nắn nên những cây tùng la hán Nhật Bản hầu như đều có dáng tự nhiên. Khi về Việt Nam cây tùng được trồng trong những bầu cát lớn.
Tùng la hán Nhật Bản mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm nay, thân cây to lớn rất phù hợp với các khu đô thị, biệt thự nhà vườn. Mới đây ông Lành có mang cây tùng cổ có tên “Cổ trực quang lâm” đến hội chợ triển lãm đầu xuân ở Bắc Ninh. Cây được báo giá hơn 4 tỷ đồng gây xôn xao cả hội chợ.
Tùng la hán Nhật Bản có thân to lớn hơn tùng ta (tùng Việt Nam), có cây đường kính gần 1m, tuổi đời lên đến gần 800 năm.
Mỗi cây được đánh mã số, chiều cao, đường kính gốc để theo dõi.
Cây quá cao lớn nên những nghệ nhân chăm sóc phải dùng thang để cắt tỉa lá cây
Anh Vũ Cao Huy (một nghệ nhân quê Nam Định) cho biết, kỹ thuật chăm sóc cây tùng cũng không quá khó khăn. Khi cây về Việt Nam, những nghệ nhân người Nhật đã sang tận nơi, hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn.
"Đặc điểm của cây tùng là phong thủy rất tốt, sinh khí nhiều, quanh năm không bỏ lá như những loại cây bản địa nên được nhiều người đón nhận", người quản lý vườn tùng chia sẻ.