Chứng khoán phiên 22/12: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Google News

Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên ngày 22/12?

TPB được khuyến nghị trung lập
Chứng khoán SSI (SSI):
SSI cho rằng nhu cầu tín dụng dần phục hồi và NIM cải thiện trong năm 2024 sẽ giúp triển vọng tăng trưởng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) tươi sáng hơn, khi mà nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại và tiền gửi khách hàng có lãi suất cao đáo hạn.
Tuy nhiên, SSI vẫn lo ngại về rủi ro tín dụng phát sinh từ trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp bất động sản và xây dựng (chiếm 22,4% tổng tín dụng) sẽ tiếp tục gây áp lực lên chi phí tín dụng trong năm 2024 (1,65% so với 1,86% trong năm 2023). Vì thế, SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu TPB, cùng với mức giá mục tiêu 1 năm là 18.000 đồng/cổ phiếu.
SSI điều chỉnh giảm 2,8% ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 xuống còn 6,6 nghìn tỷ đồng (giảm 15,5% so với cùng kỳ) do SSI điều chỉnh tăng chi phí tín dụng lên 1,86%, so với ước tính trước đây là 1,47%. Với việc nợ xấu vẫn tiếp tục tăng, SSI dự báo tỷ lệ nợ xấu năm 2023 sẽ đạt 3% thay vì 2,4% như dự báo trước đây.
SSI tin rằng cho vay khách hàng (tăng 20% so với đầu năm) sẽ tăng đáng kể trong năm 2023 để bù đắp cho mức sụt giảm mạnh của trái phiếu doanh nghiệp (giảm 29% so với đầu năm) và và kìm hãm tỷ lệ nợ xấu. Mặt khác, SSI cho rằng NIM đã chạm đáy trong quý II/2023 và sẽ phục hồi lên mức 3,77% trong năm 2023 (so với 3,68% theo dự báo trước đó) do tiền gửi khách hàng với lãi suất cao đã phần nào phản ánh vào chi phí huy động của quý III/2023.
Cho năm 2024, SSI duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế là 7,6 nghìn tỷ đồng (tăng 15,2% so với cùng kỳ), do tăng trưởng tín dụng dần phục hồi, đạt 14,3% so với đầu năm. Với xu hướng lãi suất giảm dần, SSI kỳ vọng NIM sẽ tiếp tục phục hồi 10 điểm cơ bản lên mức 3,87% trong năm 2024 (so với mức 3,6% theo ước tính trước đó).
Chất lượng tài sản vẫn là mối quan tâm chính của SSI, mặc dù TPB sẽ tích cực xử lý nợ xấu, ước tính 1,8 nghìn tỷ đồng, để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức 2,4% trong năm 2024 (so với mức 2,2% theo dự báo trước đây của SSI). Chi phí tín dụng sẽ dao động quanh mức cao là 1,65%, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu phục hồi lên 82,1% trong năm 2024.
Chung khoan phien 22/12: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 TPB đang được khuyến nghị trung lập.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW
Chứng khoán BIDV (BSC): Năm 2023, doanh thu và lợi nhuận thuần của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (POW) lần lượt đạt 30.752 tỷ đồng (tăng 9% so với năm trước) và 1.326 tỷ đồng (giảm 36%) chủ yếu do 1) hoạt động sản xuất bị gián đoạn do trong năm vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 thực hiện đại tu và 2) nhóm thủy điện gồm có Hủa Na và Đakđrinh có biên gộp cao nhưng sản lượng phát điện thấp.
Năm 2024, doanh thu và lợi nhuận thuần đạt 36.121 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) và 2.488 tỷ đồng (tăng trưởng 88% so với năm trước) nhờ: Sản lượng điện tăng 19% và biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 7,8% lên mức 11,1% nhờ các nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 hoạt động ổn định trở lại, không thực hiện đại tu trong năm 2024; Ghi nhận doanh thu tỷ giá 155 tỷ đồng từ Nhơn Trạch 2 và chi phí lãi vay giảm 15% với môi trường lãi suất hạ nhiệt.
Triển vọng kinh doanh năm 2024 với sản lượng điện phục hồi 19% so với năm trước, xuất phát từ nhiệt điện được tăng huy động do ảnh hưởng của El nino trong nửa đầu năm 2024; Nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 hoạt động ổn định trở lại sau đại tu trong năm 2023; Sản lượng điện của Vũng Áng 1 được ưu tiên do giá than đang suy giảm và được dự báo giảm 5%.
Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu POW, giá mục tiêu cho năm 2024 là 15.300 đồng/CP (upside 37% so với giá đóng cửa ngày 19/12/2023) với phương pháp DCF, đã bao gồm dự án Nhơn Trạch 3 vận hành 11/2024 và Nhơn Trạch 4 là 5/2025. Trong đó, NT3 và 4 đóng góp 9% vào upside của cổ phiếu.
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PPC
Chứng khoán Vietcap (VCSC): ng giá mục tiêu thêm 1,3% lên 15.400 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị khả quan cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC).
Giá mục tiêu cao hơn phản ánh (1) mức tăng 3,0% trong định giá của chúng tôi cho mảng phát điện của PPC, do chúng tôi nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của PPC thêm 0,4% cho giai đoạn 2023-2027 (tương ứng -4%/+9%/-1%/-1%/-1% cho dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số các năm 2023/24/25/26/27F), với cổ tức cao hơn từ QTP & HND dựa theo công bố chia cổ tức bằng tiền gần đây, (2) mức giảm 0,6% trong định giá của chúng tôi cho công ty liên kết HND của PPC và (3) mức giảm 1,2% trong định giá của chúng tôi cho công ty liên kết QTP của PPC.
Chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận cho QTP và HND do giả định giá CGM thấp hơn, như được đề cập trong Báo cáo Ngành Nhiệt điện cập nhật ngày 18/12/2023.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 4% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 xuống còn 358 tỷ đồng (giảm 27% so với năm trước) chủ yếu do giả định giá CGM thấp hơn.
Ngược lại, chúng tôi nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 thêm 9% lên 774 tỷ đồng (tăng trưởng 116% so với năm trước) chủ yếu nhờ thu nhập cổ tức dự kiến cao hơn từ QTP & HND. Động lực tăng trưởng chính của lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong năm 2024 gồm (1) sản lượng điện thương phẩm tăng 32% do tổ máy phát điện S6 vận hành cả năm và (2) chi phí nguyên liệu giảm 7%.
Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS 20% cho giai đoạn 2022-2025, được thúc đẩy bởi (1) hiệu suất hoạt động cao hơn nhờ tái vận hành tổ máy phát điện S6 của PPC từ tháng 9/2023, do nhu cầu điện dự kiến cao tại miền Bắc, (2) giá CGM cao hơn, và (3) chi phí than giảm
Hà Thảo

>> xem thêm

Bình luận(0)