Chứng khoán ngày 16/2: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Google News

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 16/2.

Khuyến nghị mua MWG với giá mục tiêu 80.300 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm 2% giá mục tiêu nhưng duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG). MWG có định giá hấp dẫn với P/E dự phóng 2023/2024 hiện tại lần lượt là 12,5 lần/9,1 lần, với dự phóng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS giai đoạn 2022- 2025 của chúng tôi là 31%.

Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu do điều chỉnh giảm 3% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025 do

(1) điều chỉnh giảm 3% tổng doanh số bán hàng giai đoạn 2023-2025 của Thế Giới Di Động (TGDĐ – bao gồm TopZone) và Điện Máy Xanh (ĐMX – bao gồm Bluetronics) do KQKD quý 4/2022 thấp hơn dự kiến, và (2) điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận ròng của chuỗi nhà thuốc An Khang xuống mức lỗ ròng 305 tỷ đồng so với dự báo trước đó là hòa vốn trong năm 2023 do lợi nhuận năm 2022 của chuỗi nhà thuốc này thấp hơn kỳ vọng.

VCSC duy trì kỳ vọng cho rằng những thách thức trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX, mà dự báo lần lượt đạt 5%/7% trong các năm 2023/2024, so với mức tăng trưởng 10% YoY trong năm 2022.

Tuy nhiên, VCSC dự phóng mức lỗ ròng thấp hơn từ Bách Hóa Xanh (BHX) là 1,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2023 so với mức lỗ 2,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và kỳ vọng chuỗi cửa hàng bách hóa này sẽ đóng góp lợi nhuận ròng dương cả năm trong năm 2025. BHX là yếu tố hỗ trợ chính đối với dự phóng CAGR EPS 31% trong giai đoạn 2022-2025.

Yếu tố hỗ trợ: Sức mua của người tiêu dùng tích cực hơn dự kiến; BHX ghi nhận cải thiện tốt hơn dự kiến; các diễn biến tại BHX có thể mở khóa giá trị tiềm năng. Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Sức mua của người tiêu dùng thấp hơn dự kiến; BHX ghi nhận cải thiện chậm hơn dự kiến.

Chung khoan ngay 16/2: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 16/2?

Khuyến nghị khả quan KBC với giá mục tiêu 24.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu thêm 2,1% lên 24.000 đồng/cổ phiếu nhưng điều chỉnh hạ khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN cho Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) do giá cổ phiếu của công ty đã tăng 50% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu do định giá cao hơn đối với KCN Quang Châu và Quang Châu mở rộng (QC) và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh (NSHL) do kỳ vọng giá bán trung bình (ASP) cao hơn và tiến độ bán hàng tích cực hơn trong năm 2023. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi giả định doanh số bán hàng bị trì hoãn tại Khu Đô thị (KĐT) Tràng Cát sang năm 2025 so với năm 2024 trong dự báo trước đây.

VCSC dự báo KBC sẽ ghi nhận doanh số bán đất KCN đạt 147 ha trong năm 2023 (+682% YoY) so với 107 ha trong dự báo trước đây do tiến độ bán hàng tại các KCN QC và NSHL nhanh hơn dự kiến.

Bên cạnh hợp đồng KCN chưa thực hiện với diện tích 107 ha tính đến cuối năm 2022, KBC gần đây đã ký thêm các biên bản ghi nhớ (MOU) đối với 50 ha đất tại KCN NSHL, đóng góp vào tổng giá trị hợp đồng ước tính của KBC đạt 4,8 nghìn tỷ đồng. Giả định doanh số bán đất KCN là thận trọng so với với kế hoạch của KBC là 250 ha (+1229% YoY) trong năm 2023.

Kỳ vọng 3,5 ha đất thuộc dự án KĐT Phúc Ninh sẽ được bàn giao trong năm 2023 sau khi cơ quan chức năng xác định lệ phí cấp quyền sử dụng đất chưa thanh toán đối với 27,4 ha đất còn lại và được KBC thanh toán, nâng tổng doanh số bán đất KĐT lên 6,5 ha (+70% YoY) vào năm 2023.

Tuy nhiên, VCSC điều chỉnh giảm 73% dự báo diện tích bàn giao năm 2024 xuống còn 6,9 ha, do giả định việc bán 20 ha đất tại KĐT Tràng Cát (TC) sẽ bị trì hoãn sang năm 2025 vì chúng tôi cho rằng việc bán buôn các dự án ở khu vực ngoại ô như TC sẽ gặp những thách thức trong ngắn hạn.

Trong năm 2023, VCSC dự phóng doanh thu đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (+548% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,6 nghìn tỷ (+1% YoY), được dẫn dắt bởi lợi nhuận cốt lõi tăng YoY từ doanh số bán đất KCN & KĐT nhưng bị ảnh hưởng bởi việc không ghi nhận khoản lãi đánh giá lại bất thường.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Trì hoãn trong việc triển khai các dự án mới và/hoặc sự trì hoãn đầu tư từ các khách hàng tiềm năng.

Khuyến nghị phù hợp HPG với giá mục tiêu 21.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị cho HPG từ MUA còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dù đã tăng giá mục tiêu thêm 2% lên 21.000 đồng/cổ phiếu do giá cổ phiếu của công ty đã tăng 39% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu cao hơn đến từ 1) tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thêm 2% nhờ giá bán thép cao hơn trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu phục hồi và 2) WACC thấp hơn do thuế suất thực tế dự kiến cũng cao hơn khi tiền mặt ròng cao hơn vào cuối năm 2022 so với cuối quý 3/2022.

Mặc dù sản lượng bán thép tăng trưởng khả quan trong suốt năm 2022, HPG báo cáo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (-75% YoY), với 2 quý lỗ liên tiếp trong quý 3-4/2022 (lỗ ròng tổng cộng 3,8 nghìn tỷ đồng) do giá cả đầu vào và đầu ra điều chỉnh mạnh.

VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 1 % còn 13,3 nghìn tỷ đồng (+57% YoY) do kỳ vọng giá bán thép phục hồi sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi 1) sản lượng bán năm 2023 giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu tại thị trường trong nước và 2) giá nguyên liệu đầu vào cao hơn gây áp lực lên biên lợi nhuận.

Giá cổ phiếu HPG đã tăng 39% trong 3 tháng qua do kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu tăng, khiến định giá năm 2023 của HPG ở mức hợp lý với P/E là 9,3 lần và P/B là 1,1 lần.

Trong dài hạn, HPG vẫn là cổ phiếu được đánh giá cao tại Việt Nam vì HPG đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ đầu tư mới và có khả năng sinh lời vượt trội so với các công ty cùng ngành trong khu vực. VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022- 2027/2023F-2027 đạt 24%/17%.

Yếu tố hỗ trợ/(rủi ro) đối với quan điểm tích cực: 1) Biên lợi nhuận giảm (tăng) trong bối cảnh giá đầu vào tăng (giảm); 2) tăng trưởng sản lượng bán thép mạnh hơn (thấp hơn) mặc dù (do) thị trường bất động sản suy thoái kéo dài.

Anh Nhi

>> xem thêm

Bình luận(0)