Là phiên chợ Tết lâu đời nhất của Hà Nội, chợ hoa Hàng Lược chỉ họp đúng một lần duy nhất vào dịp cuối năm, từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Ảnh: Zing.Chợ hoa Tết Hàng Lược họp một đoạn dài trên phố Hàng Lược và các con phố lân cận. Ảnh: Zing.Đây là nơi tập trung những bông hoa tươi, những cành đào, quất đẹp nhất Hà Nội. Ảnh: Infonet.Các sản phẩm ở làng hoa như Ngọc Hà, Tứ Liên, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá…đều được gom về chợ hoa Hàng Lược mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Khám phá.Ngoài hoa còn rất nhiều đồ trang trí dịp Tết được bày bán tại khu chợ này. Ảnh: Infonet.Chợ họp kéo dài suốt từ sáng sớm cho tới tận đêm khuya, thậm chí sát lúc giao thừa mới tan. Ảnh: Dân Việt.Vào dịp cuối năm, chợ Bưởi là nơi tề tựu của những người yêu hoa, cây cảnh ở khắp các nơi trong Hà Nội. Ảnh: Traiheviet.Đây cũng là phiên chợ hiếm hoi còn tồn tại tới ngày nay giữa lòng Thủ đô. Phiên chợ họp chính các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch hàng tháng. Ảnh: SHTT.Càng những ngày giáp Tết, chợ Bưởi càng đông vui tấp nập với muôn vàn hoa khoe sắc… từ các nơi mang về bày bán. Ảnh: Baotintuc.Có tuổi đời hơn trăm năm, chợ làng Mọc (Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội) mỗi năm chỉ họp một phiên duy nhất vào sáng 27 Tết. Ảnh: Dân Việt.Phiên chợ truyền thống này thu hút hàng nghìn người dân tham dự, vừa mua bán, vừa thưởng thức không khí cổ truyền. Ảnh: Phapluatplus.Hàng hóa được bán ở chợ làng Mọc chủ yếu là các loại cây, hoa, quả, bóng bay, đồ chơi, đồ trang sức, tò he…Ảnh: Phapluatplus.Nằm dọc theo con đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Quảng Bá tấp nập hơn những ngày giáp Tết. Nếu như ngày thường, chợ chỉ họp vào ban ngày thì dịp Tết khách có thể ghé chợ hoa vào bất cứ lúc nào trong ngày. Ảnh: Giadinhnet.Gần Tết, những cành đào hồng, đỏ tràn ra cả khu vực ngoài chợ để người mua lựa chọn. Ảnh: Kinhtedothi.Chợ đồ cổ phố Hàng Mã họp từ 20 tháng Chạp đến chiều ngày 30 Tết hằng năm là điểm hẹn quen thuộc của người dân Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Dân Việt.Mặt hàng đồ cổ bày bán ở đây hết sức đa dạng từ đồ thờ cúng, tiền cổ, tượng phật, linh vật và đồ dùng cá nhân, với đủ các loại là đồ cổ, đồ giả cổ...Ảnh: Baodansinh.Video: Chợ hoa đông đúc nhất Hà Nội. Nguồn: Zing.
Là phiên chợ Tết lâu đời nhất của Hà Nội, chợ hoa Hàng Lược chỉ họp đúng một lần duy nhất vào dịp cuối năm, từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Ảnh: Zing.
Chợ hoa Tết Hàng Lược họp một đoạn dài trên phố Hàng Lược và các con phố lân cận. Ảnh: Zing.
Đây là nơi tập trung những bông hoa tươi, những cành đào, quất đẹp nhất Hà Nội. Ảnh: Infonet.
Các sản phẩm ở làng hoa như Ngọc Hà, Tứ Liên, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá…đều được gom về chợ hoa Hàng Lược mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Khám phá.
Ngoài hoa còn rất nhiều đồ trang trí dịp Tết được bày bán tại khu chợ này. Ảnh: Infonet.
Chợ họp kéo dài suốt từ sáng sớm cho tới tận đêm khuya, thậm chí sát lúc giao thừa mới tan. Ảnh: Dân Việt.
Vào dịp cuối năm, chợ Bưởi là nơi tề tựu của những người yêu hoa, cây cảnh ở khắp các nơi trong Hà Nội. Ảnh: Traiheviet.
Đây cũng là
phiên chợ hiếm hoi còn tồn tại tới ngày nay giữa lòng Thủ đô. Phiên chợ họp chính các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch hàng tháng.
Ảnh: SHTT.
Càng những ngày giáp Tết, chợ Bưởi càng đông vui tấp nập với muôn vàn hoa khoe sắc… từ các nơi mang về bày bán. Ảnh: Baotintuc.
Có tuổi đời hơn trăm năm, chợ làng Mọc (Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội) mỗi năm chỉ họp một phiên duy nhất vào sáng 27 Tết. Ảnh: Dân Việt.
Phiên chợ truyền thống này thu hút hàng nghìn người dân tham dự, vừa mua bán, vừa thưởng thức không khí cổ truyền. Ảnh: Phapluatplus.
Hàng hóa được bán ở chợ làng Mọc chủ yếu là các loại cây, hoa, quả, bóng bay, đồ chơi, đồ trang sức, tò he…Ảnh: Phapluatplus.
Nằm dọc theo con đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Quảng Bá tấp nập hơn những ngày giáp Tết. Nếu như ngày thường, chợ chỉ họp vào ban ngày thì dịp Tết khách có thể ghé chợ hoa vào bất cứ lúc nào trong ngày. Ảnh: Giadinhnet.
Gần Tết, những cành đào hồng, đỏ tràn ra cả khu vực ngoài chợ để người mua lựa chọn. Ảnh: Kinhtedothi.
Chợ đồ cổ phố Hàng Mã họp từ 20 tháng Chạp đến chiều ngày 30 Tết hằng năm là điểm hẹn quen thuộc của người dân Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Dân Việt.
Mặt hàng đồ cổ bày bán ở đây hết sức đa dạng từ đồ thờ cúng, tiền cổ, tượng phật, linh vật và đồ dùng cá nhân, với đủ các loại là đồ cổ, đồ giả cổ...Ảnh: Baodansinh.
Video: Chợ hoa đông đúc nhất Hà Nội. Nguồn: Zing.