Cho rắn ở nhà lầu, anh nông dân thu trăm triệu mỗi năm

Google News

Từ việc nuôi 4 - 5 con rắn ri voi trong bể kính để làm thú cưng, anh Trương Thành Ngôn (ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) có hơn hàng nghìn con.

Từ việc nuôi 4 - 5 con rắn ri voi trong bể kính để làm “thú cưng”, đến nay, anh Trương Thành Ngôn (50 tuổi, ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) có hơn hàng nghìn con. Với giá trị kinh tế cao, mỗi năm anh thu nhập hàng trăm triệu đồng từ loài rắn này.

 

Cho ran o nha lau, anh nong dan thu tram trieu moi nam

 

Anh Ngôn với mô hình nuôi rắn ri voi trong bể kính.

Căn nhà 3 tầng ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vừa là nơi ở, cũng là nơi để anh Ngôn tận dụng để nuôi rắn ri voi hơn 6 năm. Hay tin có người đến xem mô hình nuôi rắn của mình, anh Ngôn gác công việc sửa chữa máy nổ, vội chạy về nhà để mở cửa dẫn chúng tôi tham quan. Tầng 3 của ngôi nhà rộng khoảng 60m2, nhưng có hơn 100 bể kính là nơi trú ngụ của đàn rắn.

Chia sẻ với PV, anh Ngôn cho biết – anh làm nghề sửa chữa máy nổ từ lúc 18 tuổi, cơ duyên đến với nghề nuôi rắn cũng rất tình cờ. Cách đây 6 năm, có người hàng xóm bắt được cặp rắn ri voi tự nhiên. Sau đó, anh mua và thả trong bể kính chủ yếu làm kiểng. Không lâu, rắn sinh sản ra nhiều, dần dà anh cũng bắt đầu thích việc nuôi loài rắn này. Anh Ngôn tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau về cách nuôi, và biết được rắn ri voi mang lại giá trị kinh tế cao. Nghĩ là làm, anh bắt tay vào việc phát triển đàn rắn.

 

Cho ran o nha lau, anh nong dan thu tram trieu moi nam-Hinh-2

 

Hiện anh Ngôn sở hữu 700 con rắn ri voi bố mẹ.

 

Cho ran o nha lau, anh nong dan thu tram trieu moi nam-Hinh-3

 

Mỗi con rắn giống có trọng lượng từ 1,5 - 2kg.

Do không có diện tích, anh tận dụng tầng 3 của ngôi nhà đầu tư khoảng 100 bể kính để nuôi rắn. Mỗi bể kính dài 1,2m, chiều cao và ngang là 0,5m, với chi phí 1 triệu đồng/bể.

“Trung bình mỗi bể, tôi thả 3 con rắn cái và 2 con rắn đực. Nếu rắn nhỏ thì tôi thả với số lượng nhiều hơn một chút. Ngoài ra, tôi để lá dừa, lá chuối khô để rắn làm nơi ẩn náu’, anh Ngôn nói.

Nói về lý do không chọn nuôi rắn trong bể xi măng hay lu, khạp, anh Ngôn cho biết, do diện tích nuôi khá nhỏ, chỉ vọn vẹn 60 mét vuông nên nếu làm bể xi măng thì sàn nhà dễ bị thấm nước. Do đó, anh chọn nuôi rắn trong bể kính để tiện cho việc quan sát.

“Nuôi rắn trong bể kính nếu phát hiện rắn có gì bất thường mình sẽ dễ phát hiện và xử lý nhanh hơn so với nuôi trong lu hay bể xi măng. Việc nuôi trong bể kính, rắn cũng thích nghi, lớn nhanh”, anh Ngôn chia sẻ.

 

Cho ran o nha lau, anh nong dan thu tram trieu moi nam-Hinh-4

 

Tầng 3 của ngôi nhà, anh Ngôn làm nơi nuôi rắn.

 

Cho ran o nha lau, anh nong dan thu tram trieu moi nam-Hinh-5

 

Dự kiến năm nay, anh cho ra thị trường trên 2.000 con rắn giống. Ảnh: Nhật Huy.

Anh Ngôn cho biết thêm, khoảng 3 năm nay, anh phát triển đàn rắn với số lượng lớn, nhưng chủ yếu bán con giống. Rắn có trọng lượng từ 1 – 1,2kg sẽ có giá từ 750 – 800 ngàn đồng/kg; rắn loại 1 (600 – 700g) có giá 550 – 600 ngàn đồng/kg.

“Mỗi con rắn có trọng lượng trên 2kg, trung bình mỗi lần sinh sản trên 20 con. Mùa sinh sản của rắn ri voi bắt đầu từ giữa tháng 8 âm lịch. Khi đó, tôi bỏ con đực vào giao phối. Đến tháng 4 âm lịch năm sau là rắn sẽ sinh sản. Rắn được nửa tháng tuổi là có thể xuất bán với giá 80 ngàn đồng/con. Nếu rắn được 1 tháng tuổi thì bán 100 nghìn đồng/con. Dự kiến năm nay, tôi cho ra thị trường trên 2.000 con rắn giống”, anh Ngôn nói và cho biết hiện anh đang sở hữu trên 700 con rắn ri voi bố mẹ.

Về kỹ thuật nuôi, anh Ngôn chia sẻ, loại rắn này rất dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, 4-7 ngày mới cho ăn một lần. Thức ăn cũng dễ tìm, giá rẻ. Điều anh quan tâm nhiều là khâu vệ sinh lồng nuôi, nếu làm tốt thì rắn sẽ ít bệnh. Do đó, anh phải thường xuyên thay nước 1 lần/tuần, trước khi cho rắn ăn.

Với cách nuôi độc đáo này, thời gian qua, có nhiều người đến tham quan mô hình nuôi rắn của anh Ngôn để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển, nhân rộng.


Theo Nhật Huy (Tiền Phong)

>> xem thêm

Bình luận(0)