Theo nguồn tin mới nhất trên Bloomberg, hãng xe ôm công nghệ Go-Jek của Indonesia đang muốn mở rộng dịch vụ tới 3-4 nước Đông Nam Á để cạnh tranh với Uber và Grab. Dù chưa tiết lộ chính xác nhưng nhiều khả năng, Việt Nam sẽ là mục tiêu hướng đến của Go-Jek. Ảnh: Go-Jek.Go-Jek (lấy tên từ xe ôm ojek của Indonesia) là một ứng dụng gọi xe ôm tại Indonesia, được thành lập tháng 1/2015 bởi CEO có tên Nadiem Makarim. Ảnh: Wordpress.Một tháng sau khi thành lập (2/2015), ứng dụng xe ôm Go-Jek đã có trên 2 hệ điều hành của smartphone là iOS và Android. Ảnh: ri-Techno.Go-Jek là startup đầu tiên của Indonesia đạt định giá 1 tỷ USD. Theo số liệu của CBinsights, Go-Jek có giá trị khoảng 1,8 tỷ USD. Ảnh: ri-Techno.Cũng như nhiều ứng dụng gọi xe ôm khác, xe ôm Go-Jek có ưu điểm là giá cước cố định, người dùng không cần phải mặc cả như xe ôm truyền thống. Ảnh: GTA5-Mods.Để thu hút người dùng, Go-Jek đã đầu tư tới 73 triệu USD để mở rộng hoạt động. Nhờ đó, từ tháng 1 - 12/2015, số tài xế tham gia Go-Jek tăng từ 1.000 lên thành 200.000 người. Ảnh: ASEAN Football Federation.Theo tính toán của Tech In Asia, trong tháng 1/2016, Go-Jek thực hiện trung bình 340.000 chuyến vận chuyển/ngày với giá cước trung bình 3USD/chuyến. Ảnh: Tech in Asia.Tháng 5/2017, gã khổng lồ Tecent (Trung Quốc) đầu tư 1,2 triệu USD vào Go-Jek. Đây được coi là bước chân đầu tiên để ông lớn dịch vụ Trung Quốc xâm nhập thị trường Indonesia. Ảnh: Retail News Asia.Bên cạnh xe ôm vận chuyển hành khách, Go-Jek còn mở rộng nhiều dịch vụ khác như vận chuyển hàng hóa, thức ăn, tất cả đều vận hành thông qua ứng dụng Go-Jek trên smartphone. Ảnh: DealStreetAsia.Tháng 5/2016, Go-Jek mở rộng thêm dịch vụ gọi xe taxi bằng cách kết hợp với công ty Blue Bird. Ảnh: Asian Correspondent.Dịch vụ gọi xe ôm Go-Jek được xem là một giải pháp nhằm cắt giảm lượng xe cá nhân tại Indonesia, quốc gia thường phải đối mặt với vấn nạn kẹt xe. Ảnh: Al Jazeera.
Theo nguồn tin mới nhất trên Bloomberg, hãng xe ôm công nghệ Go-Jek của Indonesia đang muốn mở rộng dịch vụ tới 3-4 nước Đông Nam Á để cạnh tranh với Uber và Grab. Dù chưa tiết lộ chính xác nhưng nhiều khả năng, Việt Nam sẽ là mục tiêu hướng đến của Go-Jek. Ảnh: Go-Jek.
Go-Jek (lấy tên từ xe ôm ojek của Indonesia) là một ứng dụng gọi xe ôm tại Indonesia, được thành lập tháng 1/2015 bởi CEO có tên Nadiem Makarim. Ảnh: Wordpress.
Một tháng sau khi thành lập (2/2015), ứng dụng xe ôm Go-Jek đã có trên 2 hệ điều hành của smartphone là iOS và Android. Ảnh: ri-Techno.
Go-Jek là startup đầu tiên của Indonesia đạt định giá 1 tỷ USD. Theo số liệu của CBinsights, Go-Jek có giá trị khoảng 1,8 tỷ USD. Ảnh: ri-Techno.
Cũng như nhiều ứng dụng gọi xe ôm khác, xe ôm Go-Jek có ưu điểm là giá cước cố định, người dùng không cần phải mặc cả như xe ôm truyền thống. Ảnh: GTA5-Mods.
Để thu hút người dùng, Go-Jek đã đầu tư tới 73 triệu USD để mở rộng hoạt động. Nhờ đó, từ tháng 1 - 12/2015, số tài xế tham gia Go-Jek tăng từ 1.000 lên thành 200.000 người. Ảnh: ASEAN Football Federation.
Theo tính toán của Tech In Asia, trong tháng 1/2016, Go-Jek thực hiện trung bình 340.000 chuyến vận chuyển/ngày với giá cước trung bình 3USD/chuyến. Ảnh: Tech in Asia.
Tháng 5/2017, gã khổng lồ Tecent (Trung Quốc) đầu tư 1,2 triệu USD vào Go-Jek. Đây được coi là bước chân đầu tiên để ông lớn dịch vụ Trung Quốc xâm nhập thị trường Indonesia. Ảnh: Retail News Asia.
Bên cạnh xe ôm vận chuyển hành khách, Go-Jek còn mở rộng nhiều dịch vụ khác như vận chuyển hàng hóa, thức ăn, tất cả đều vận hành thông qua ứng dụng Go-Jek trên smartphone. Ảnh: DealStreetAsia.
Tháng 5/2016, Go-Jek mở rộng thêm dịch vụ gọi xe taxi bằng cách kết hợp với công ty Blue Bird. Ảnh: Asian Correspondent.
Dịch vụ gọi xe ôm Go-Jek được xem là một giải pháp nhằm cắt giảm lượng xe cá nhân tại Indonesia, quốc gia thường phải đối mặt với vấn nạn kẹt xe. Ảnh: Al Jazeera.