Sheldon Yellon là CEO của Belfor, một công ty chuyên sửa chữa nhà cửa tại Michigan (Mỹ). "Người ta luôn nói với tôi rằng khách hàng phải được ưu tiên số một. Nhưng tôi sẽ đáp: 'Xin lỗi, nhân viên của tôi mới là nhất'. Và tôi thực sự tin vậy", Yellen cho biết trên CNBC.
Tự tay viết thiệp chúc mừng sinh nhật là cách để ông có thể nhớ được từng nhân viên một. "Nếu tôi hết lòng với nhân viên của mình, ngược lại, họ cũng sẽ hết lòng với khách hàng và đối tác", ông cho biết.
Yellen luôn để sẵn một xấp thiệp trên bàn làm việc, trong cặp hoặc trên chuyên cơ riêng. Mỗi khi rảnh rỗi, ông lại dành thời gian viết những lời chúc, thêm vào đó những kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và các nhân viên. Sau đó chúng sẽ được trợ lý của ông gửi tới người nhận.
|
Sheldon Yellon - CEO của công ty chuyên sửa chữa nhà cửa Belfor trị giá 1,5 tỷ USD, hoạt động tại 31 quốc gia, với 7.000 nhân viên. |
Nếu Yellen mất 30 giây để viết xong một tấm thiệp sinh nhật, tức là cứ mỗi năm ông sẽ phải dành ra 2 ngày rưỡi chỉ để viết thiệp. "Việc này mất khá nhiều thời gian, nhưng vị trí của tôi là để phục vụ cho nhân viên của mình. Họ là những người đã hy sinh cho công ty và giấc mơ của tôi", ông giải thích.
Truyền thống này ra đời từ 30 năm trước khi Yellen bắt đầu làm việc tại Belfor. Là anh rể của một trong số những chủ sở hữu công ty, đôi khi ông cảm thấy nhân viên vẫn chưa thực sự tôn trọng mình. "Thế là tôi bắt đầu tự tay viết thiệp sinh nhật, để ít nhất là họ cũng sẽ tìm tới nói lời cảm ơn. Và từ đó chúng tôi bắt đầu giao tiếp thường xuyên hơn", ông nhớ lại.
Belfor ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc số thiệp Yellen phải viết cũng tăng lên theo. Nhưng ông không có ý định dừng công việc này lại. "Nó đã trở thành văn hóa của công ty rồi. Ai cũng có sinh nhật, và họ xứng đáng được người khác nhớ đến", ông kết luận.
Belfor - trị giá 1,5 tỷ USD, sẽ khó hình dung, ở thời đại công nghệ số này, một giám đốc điều hành hoạt động của hơn 200 văn phòng tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ với 7.000 nhân viên, mà không dùng đến điện thoại thông minh (smartphone). Nhưng Sheldon Yellen có lý do để không thích sử dụng thiết bị này.
Yellen kể: "Có lần, một thanh niên đề nghị gặp tôi để bán một sản phẩm. Sau 3 tháng, chúng tôi cũng sắp xếp được cuộc gặp. Cậu ấy ngồi đối diện tôi. Nhưng trong 10 phút đầu, có tới 3 lần cậu ấy nhìn xuống chiếc smartphone và nhắn tin".
Hết kiên nhẫn, ông đã nói với người bán hàng: "Chú không muốn tỏ ra mất lịch sự, nhưng chú nghĩ cháu nên đi đi. Cháu dành quá nhiều thời gian nhắn tin cho người khác khi đang ngồi với chú. Cháu đi đi, và một ngày nào đó, cháu sẽ phải cảm ơn chú đấy".
"Bạn không thể biểu đạt, cảm nhận được cảm xúc, sự đam mê hay mục đích cuộc trò chuyện qua một chiếc smartphone và những dòng tin nhắn được đâu", Yellen giải thích.
Để phục vụ công việc, Yellen cũng có một chiếc điện thoại, nhưng đó là chiếc điện thoại gập.
"Nếu ai đó thấy cần nói chuyện với tôi, họ biết là phải gọi điện. Tôi sẽ trả lời mọi câu hỏi. Tôi là người cởi mở, nhưng tôi không thể truyền tải hết điều đó qua những đoạn tin nhắn được", Yellen cho biết.
Smartphone cũng là đồ vật bị cấm trong các cuộc họp của Belfor, bởi vì Yellen muốn các cuộc họp phải được tiến hành theo "đúng cách của nó".
Sheldon Yellen còn có một lý do nữa để khuyến khích giao tiếp trực tiếp, đặc biệt là với các nhân viên của mình. Đó là, từ khi nhận trách nhiệm điều hành Công ty hồi năm 2013, Yellen đã coi Belfor như gia đình của mình, ông muốn được cùng trò chuyện với tất cả nhân viên, muốn mọi người cảm nhận được niềm đam mê của mình.
"Bạn không thể bày tỏ được các trạng thái cảm xúc và ý định của mình một cách chính xác thông qua cuộc gọi hay những dòng tin nhắn trên điện thoại", Yellen nói.
>>> Mời quý độc giả xem video Top tỷ phú giàu nhất 2015 (nguồn Youtube):