Mới đây, chia sẻ với tờ The Paper, ông Hoàng (ở huyện Linh Sơn, thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết ông sở hữu cây vải thiều quý có tuổi đời lên đến 1.500 năm. Hàng năm, cứ đến mùa, dòng người ở khắp nơi, có người đi xa hàng trăm cây số đến chiêm ngưỡng cây vải thiều của ông và đặt mua quả.
Cây vải thiều quý hàng ngàn năm tuổi thuộc sở hữu của ông Hoàng
Trong khi trên thị trường Trung quốc 1kg vải thiều có giá 16 nhân dân tệ (khoảng 57.000 đồng) thì vải thiều của ông Hoàng có giá đắt gấp nhiều lần. Theo đó, vải quý ngàn năm nhà ông Hoàng được bán với giá 1.776 nhân dân tệ/1kg (khoảng 6,3 triệu đồng). Nếu bán từng quả, mỗi quả vải sẽ có giá khoảng 68 nhân dân tệ (khoảng 245.000 đồng).
Ông Hoàng giải thích quả vải thiều này có vị ngon vượt trội so với những loại vải thông thường
Một số người cho rằng dù giá trị của cây vải 1.500 tuổi đã được chính quyền công nhận nhưng mức giá như vậy thật sự "đắt cắt cổ". Còn ông Hoàng giải thích, quả vải của ông bán đắt đỏ như vậy là do nó có có vị ngon đặc biệt, thịt quả giòn, thơm ngon, không hề có vị chát như những quả vải thông thường.
Ông tiết lộ năm ngoái cây vải thiều ngàn năm của ông cho sản lượng khoảng 1.100 kg vải, còn năm nay khoảng 400 kg vải. "Đến mùa, số lượng vải này tiêu thụ rất nhanh chóng. Năm ngoái, tôi bán hết 1.100 kg vải trong vòng chỉ 15 ngày", ông Hoàng nói.
Ông cũng cho biết, khi vải gần chín đã có hàng trăm người dân địa phương và nhiều người từ các nơi khác lái xe hàng trăm cây số đến đặt trước, có người còn muốn mang hạt về trồng thử.
Cây vải thiều này trở thành điểm du lịch, hàng ngày có rất nhiều người đến chiêm ngưỡng
Do cây đã già và mục rỗng nhiều chỗ nên ông Hoàng phải dùng cọc chống đỡ và dùng nhiều biện pháp để chăm sóc. Chình quyền đia phương cũng tham gia vào việc bảo vệ cây vải nghìn năm. Nhờ sự phát triển của MXH, cây vải này càng được biết đến nhiều hơn. "Hàng ngày có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đến chiêm ngưỡng. Bây giờ, cây vải này giống như một điểm thu hút khách du lịch", ông Hoàng nói.
Trước đó, vào năm 1963, giáo sư sinh vật học nổi tiếng Pu Dinglong đã dẫn theo nhóm nghiên cứu của mình tới huyện Linh Sơn để kiểm tra cây vải thiều nói trên. Sau nhiều lần so sánh và tính toán, giáo sư xác nhận cây vải cổ thụ này có niên đại khoảng 1.460 tuổi. Như vậy, tinh tới nay, cây vải thiều quý này đã hơn 1.500 tuổi.