Dự án cống hóa tuyến đường Nguyễn Cơ Thạch - Đỗ Xuân Hợp - Dự án cải tạo trăm tỷ đồng của quận Nam Từ Liêm có chiều dài khoảng 2km. Tháng 7/2019, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai là đơn vị trúng thầu gói thầu dự án này (gói thầu số 07) với giá hơn 268 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách của Nhà nước. Hình thức hợp đồng là trọn gói và thời gian thực hiện hợp đồng trong vòng 250 ngày.Ghi nhận của PV Kiến Thức, hiện dự án đã được phủ kín bê tông. Dọc một bên và ở làn ngăn cách mặt đường được đổ đất trồng cây xanh và cỏ.Tuy nhiên, tại nhiều vị trí của tuyến đường mới này đang tồn tại tình trạng bùn đất nhếch nhác không được dọn dẹp. Thậm chí có những đoạn mặt đường bị lớp bùn đất bao phủ dày đến 2cm. Nguy hiểm nhất là một số vị trí cống thoát nước không có nắp.Một số vị trí khác bốc mùi hôi thối do nước bẩn cùng với lá cây tù đọng lâu ngày.Cành cây nhỏ và lá khô rụng dày đặc trải dài khắp mặt đường.Rác thải lẫn với bùn đất nhếch nhác, bôi bẩn tuyến đường. Nhìn những gì đang tồn tại không ai nghĩ đây là tuyến đường có giá trị hàng trăm tỷ đồng vừa được xây dựng.Rác thải lẫn lộn chất thành những đống lớn dọc vỉa hè tuyến đường.Người dân qua lại khu vực tỏ ra ngán ngẩm trước cảnh tượng nhếch nhác của tuyến đường mới.Đáng chú ý, tại một vài vị trí của tuyến đường hiện nay bề mặt bị lồi lõm. Có những vị trí mặt đường bị trũng hẳn xuống khiến nước mưa rơi xuống không thể thoát kịp. Quan sát những hình ảnh này, anh T. (một người dân tại khu vực) đặt nghi vấn về chất lượng công trình?Tại một số vị trí khác, một số cửa hàng sửa chữa, rửa ô tô xe máy ngang nhiên lát gạch, đổ bê tông để làm lối lên xuống.Nhiều cây xanh được trồng dọc một bên tuyến đường có dấu hiệu chết khô.Cây trồng có dấu hiệu chết khô nhưng không được kiểm tra, xử lý.Thân cây nứt toạc, cành chết khô.Một số người dân còn ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè để buôn bán trà đá, mặc kệ chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của UBND TP Hà Nội về việc hạn chế tập trung đông người, dừng hoạt động quán nước vỉa hè…Vỉa hè nhiều đoạn còn bị "phân chia" trái phép để làm nơi bày bán cây cảnh của người dân.Thậm chí, có quán vỉa hè còn ngang nhiên "ăn cắp" điện. Đường dây, đồng hồ đấu nối loằng ngoằng tiềm ẩn nguy hiểm cho người qua lại.Những băng rôn thông báo của chính quyền sở tại tới người dân nằm khuất trong những chiếc lá cũng mặc kệ.
Dự án cống hóa tuyến đường Nguyễn Cơ Thạch - Đỗ Xuân Hợp - Dự án cải tạo trăm tỷ đồng của quận Nam Từ Liêm có chiều dài khoảng 2km. Tháng 7/2019, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai là đơn vị trúng thầu gói thầu dự án này (gói thầu số 07) với giá hơn 268 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách của Nhà nước. Hình thức hợp đồng là trọn gói và thời gian thực hiện hợp đồng trong vòng 250 ngày.
Ghi nhận của PV Kiến Thức, hiện dự án đã được phủ kín bê tông. Dọc một bên và ở làn ngăn cách mặt đường được đổ đất trồng cây xanh và cỏ.
Tuy nhiên, tại nhiều vị trí của tuyến đường mới này đang tồn tại tình trạng bùn đất nhếch nhác không được dọn dẹp. Thậm chí có những đoạn mặt đường bị lớp bùn đất bao phủ dày đến 2cm. Nguy hiểm nhất là một số vị trí cống thoát nước không có nắp.
Một số vị trí khác bốc mùi hôi thối do nước bẩn cùng với lá cây tù đọng lâu ngày.
Cành cây nhỏ và lá khô rụng dày đặc trải dài khắp mặt đường.
Rác thải lẫn với bùn đất nhếch nhác, bôi bẩn tuyến đường. Nhìn những gì đang tồn tại không ai nghĩ đây là tuyến đường có giá trị hàng trăm tỷ đồng vừa được xây dựng.
Rác thải lẫn lộn chất thành những đống lớn dọc vỉa hè tuyến đường.
Người dân qua lại khu vực tỏ ra ngán ngẩm trước cảnh tượng nhếch nhác của tuyến đường mới.
Đáng chú ý, tại một vài vị trí của tuyến đường hiện nay bề mặt bị lồi lõm. Có những vị trí mặt đường bị trũng hẳn xuống khiến nước mưa rơi xuống không thể thoát kịp. Quan sát những hình ảnh này, anh T. (một người dân tại khu vực) đặt nghi vấn về chất lượng công trình?
Tại một số vị trí khác, một số cửa hàng sửa chữa, rửa ô tô xe máy ngang nhiên lát gạch, đổ bê tông để làm lối lên xuống.
Nhiều cây xanh được trồng dọc một bên tuyến đường có dấu hiệu chết khô.
Cây trồng có dấu hiệu chết khô nhưng không được kiểm tra, xử lý.
Thân cây nứt toạc, cành chết khô.
Một số người dân còn ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè để buôn bán trà đá, mặc kệ chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của UBND TP Hà Nội về việc hạn chế tập trung đông người, dừng hoạt động quán nước vỉa hè…
Vỉa hè nhiều đoạn còn bị "phân chia" trái phép để làm nơi bày bán cây cảnh của người dân.
Thậm chí, có quán vỉa hè còn ngang nhiên "ăn cắp" điện. Đường dây, đồng hồ đấu nối loằng ngoằng tiềm ẩn nguy hiểm cho người qua lại.
Những băng rôn thông báo của chính quyền sở tại tới người dân nằm khuất trong những chiếc lá cũng mặc kệ.