Cảnh mất mỹ quan ở chợ động vật hoang dã lớn nhất miền Tây

Google News

Sau gần 2 tháng chạy đua chấn chỉnh tình trạng phản cảm, mất mỹ quan tại chợ nông sản có buôn bán động vật hoang dã ở huyện Thạnh Hóa, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh này cho biết, việc chấn chỉnh đang diễn ra khá chậm.

Theo ông Hoàng, sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh Long An về việc chấn chỉnh tình trạng mua bán, giết thịt động vật hoang dẫn tại chợ nông sản huyện Thạnh Hóa, lãnh đạo sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm Lâm thường xuyên kiểm tra hàng tuần.
“Hiện, tình trạng buôn bán, ngược đãi động vật hoang dã có giảm bớt, nhưng khá chậm”, ông Hoàng cho biết.
Canh mat my quan o cho dong vat hoang da lon nhat mien Tay
Hoạt động buôn bán tại chợ động vật hoang dã lớn nhất miền Tây đã được chấn chỉnh sau những có gắng của cơ quan chức năng nhưng vẫn còn khá chậm. 
Theo ông Trần Văn Thành, một người dân sống gần chợ cho biết, các hộ buôn bán tại chợ không còn bám lề quốc lộ 62 nữa mà lùi vào trong khoảng 10m. Tuy nhiên, việc chấn chỉnh tình trạng buôn bán phản cảm, mất mỹ quan của chợ động vật hoang dã vẫn còn khá chậm. Thậm chí, đang phát sinh một điểm bán động vật hoang dã khác trên quốc lộ N2 gần đó.
Trước đó, tại cuộc họp về chấn chỉnh tình trạng chợ nông sản Thạnh Hóa bày bán động vật hoang dã, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần đã chỉ đạo phải chấn chỉnh xong tình trạng chợ trong tháng 11.2018.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Long An, chợ nông sản Thạnh Hóa được hình thành từ khu chợ tự phát của các hộ dân hoạt động từ năm 2014 dọc theo quốc lộ 62 trên địa bàn khu phố 3 (thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa). Hiện chợ có 23 hộ mua bán gia cầm, động vật hoang dã.
Canh mat my quan o cho dong vat hoang da lon nhat mien Tay-Hinh-2
Treo ngược chim đã bị cấm tại chợ nhưng một số hộ vẫn lén lút làm việc này để thu hút người mua. 
Các loài động vật hoang dã mua bán tại chợ nông sản huyện Thạnh Hóa có nhiều loài như chim vạc, chim trích, cò trắng, cò ruồi (cò ma), cò ốc (cò nhạn), le le nâu, vịt mỏ vàng, cu gáy, cu ngói, rắn hổ hành, rắn trun... không nằm trong danh mục quản lý của nhà nước.
Trong quá trình mua bán, các hộ buôn bán không chỉ bày bán, giết mổ, nuôi nhốt động vật hoang dã mất vẻ mỹ quan, gây phản cảm mà còn làm ô nhiễm môi trường, nguy cơ phát sinh dịch bệnh rất cao.
Trong quá trình kiểm tra, đấu tranh làm rõ đối tượng vi phạm, các hộ mua bán tại chợ nông sản có hành vi che giấu, tẩu tán tang vật để đối phó với các cơ quan chức năng nhằm trốn tránh trách nhiệm nên gây khá nhiều khó khăn.
Các đối tượng bị kiểm tra còn tỏ thái độ không chấp hành hoặc có lời nói khiếm nhã, thô tục với lực lượng làm nhiệm vụ, gây khó khăn cho công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính.
Theo ông Cần, nhu cầu buôn bán của người dân tại chợ là có, nhưng phải hướng dẫn, tổ chức cho người dân mua bán bảo đảm các yêu cầu theo quy định.
Ông cũng yêu cầu các ngành chức năng phối hợp với UBND huyện Thạnh Hóa thực hiện các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để chấn chỉnh tình trạng mua bán động vật hoang dã tại chợ nông sản huyện Thạnh hóa. UBND huyện Thạnh Hóa phải làm việc trực tiếp với các chủ chợ và hỗ trợ, hướng dẫn thành lập tư cách pháp nhân, tiến tới thành lập chợ đáp ứng theo các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình chấn chỉnh đi vào nề nếp của chợ buôn bán động vật hoang dã lớn nhất miền Tây này diễn ra khá chậm.
Theo Trần Cửu Long/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)