Không giống các khu chợ dân sinh thuần túy, hàng trăm gian hàng ở chợ gỗ Phù Khê Thượng (Xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) bán duy nhất một mặt hàng là gỗ trắc. Ảnh: Zing.Khu chợ độc đáo này rộng trên 10.000m2, gỗ được mua bán bằng đơn vị kg chứ không không dùng m3. Ảnh: Vietnamnet.Mặt hàng gỗ trắc bày bán có nhiều kích cỡ. Giá gỗ cũng tương đối đặc biệt, dao động vài nghìn đồng đến 40-50 triệu đồng. Ảnh: Khám phá.Chợ họp cả ngày nhưng nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Người mua hàng cũng rất đa dạng: từ thương lái cho tới thợ mộc, chủ xưởng gỗ... thậm chí cả những gia đình làm nghề ở những làng xung quanh, như Phù Khê Đông. Ảnh: Vietnamnet.Ở Sài Gòn, có một khu chợ mà gần nửa thế kỷ qua chỉ bán một mặt hàng lúc nửa đêm, đó là chợ cua trên vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3. Ảnh: Dân Việt.Chợ họp từ lúc 2 giờ sáng và nhộn nhịp hơn là tầm gần 4 giờ. Cua được xe tải chở về từ các tỉnh miền Tây. Ảnh: Dân Việt.Chủ yếu là bán sỉ, mỗi đêm, chợ mua bán cả tấn cua đồng. Ảnh: Dân Việt.Chợ Ú, thuộc xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) còn được gọi với cái tên dân dã là chợ trâu bò. Chợ chuyên cung cấp trâu bò cho chợ trâu bò Nam Nghĩa (Nam Đàn) và lò mổ Nghi Phú (Nghi Lộc). Ảnh: TTXVN.Chợ họp mỗi tháng 6 phiên, vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch, từ khoảng 4h sáng đến tầm 10h trưa. Ảnh: TTXVN.Lúc đầu, chợ chỉ có bà trong vùng đến mua bán. Tuy nhiên, khoảng chục năm gần đây, số lượng trâu, bò tập trung về chợ liên tục tăng. Nguồn gốc cũng đa dạng. Ảnh: TTXVN.Trung bình mỗi phiên chợ tập trung từ 2.000 đến 2.500 con trâu, bò. Ảnh: Báo Nghệ An.Đường Lê Hồng Phong quận 10 được coi là chợ mua bán chó mèo lớn nhất TP HCM. Chợ chó mèo Lê Hồng Phong hình thành từ khoảng năm 1990. Ảnh: Infonet.Hai bên đường là những lồng, cũi với tiếng chó mèo ồn ào. Tất cả các giống chó, mèo từ trong nước đến nhập ngoại đều có ở đây. Ảnh: Infonet.Khu chợ chim cảnh Hoàng Hoa Thám tọa lạc trên bãi đất trống gần ngã tư Văn Cao – Hồ Tây. Chợ được họp định kỳ vào buổi sáng những ngày âm lịch mùng 4, 9, 14, 19, 24 và 29 hàng tháng. Ảnh: Mytour.Tại đây, khách mua sẽ được tiếp xúc với nhiều loài chim như cu gáy, họa mi, yến oanh, vàng khuyên, sáo, chích chòe, chào mào...Ảnh: Mytour.Chợ nón Gò Găng họp ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, TP. Quy Nhơn, Bình Định chỉ họp từ khoảng tầm 3h, 4h sáng. Chợ chỉ bán một mặt hàng duy nhất là nón lá thô, vật dụng làm nón. Ảnh: Dân Việt.Chợ chiếu Định Yên, Đồng Tháp họp khoảng 2 tiếng trong đêm, nhưng giờ họp không cố đinh. Đêm sau thường sớm hơn đêm trước một giờ và cứ thế xoay vòng. Chợ bán chiếu cói và vật dụng làm chiếu, người bán ôm hàng đi chào, người mua chỉ ngồi một chỗ chờ và ngã giá. Ảnh: Daily Travel Vietnam.Chợ chiếu Âm Phủ ở An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình họp từ 12 giờ 30 đêm đến khoảng 4 giờ sáng. Mỗi đêm, chợ mua bán hàng nghìn chiếc chiếu. Ảnh: Tiền phong.Chợ súng đạn đặc biệt ở Hà Nội họp vào những ngày mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng tại chợ phiên trên phố Tố Hữu thuộc quận Hà Đông. Ảnh: Zing.Video: Cận cảnh chợ ve chai độc nhất tại Sài Gòn (Nguồn Saigontv)
Không giống các khu chợ dân sinh thuần túy, hàng trăm gian hàng ở chợ gỗ Phù Khê Thượng (Xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) bán duy nhất một mặt hàng là gỗ trắc. Ảnh: Zing.
Khu chợ độc đáo này rộng trên 10.000m2, gỗ được mua bán bằng đơn vị kg chứ không không dùng m3. Ảnh: Vietnamnet.
Mặt hàng gỗ trắc bày bán có nhiều kích cỡ. Giá gỗ cũng tương đối đặc biệt, dao động vài nghìn đồng đến 40-50 triệu đồng. Ảnh: Khám phá.
Chợ họp cả ngày nhưng nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Người mua hàng cũng rất đa dạng: từ thương lái cho tới thợ mộc, chủ xưởng gỗ... thậm chí cả những gia đình làm nghề ở những làng xung quanh, như Phù Khê Đông. Ảnh: Vietnamnet.
Ở Sài Gòn, có một khu chợ mà gần nửa thế kỷ qua chỉ bán một mặt hàng lúc nửa đêm, đó là chợ cua trên vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3. Ảnh: Dân Việt.
Chợ họp từ lúc 2 giờ sáng và nhộn nhịp hơn là tầm gần 4 giờ. Cua được xe tải chở về từ các tỉnh miền Tây. Ảnh: Dân Việt.
Chủ yếu là bán sỉ, mỗi đêm, chợ mua bán cả tấn cua đồng. Ảnh: Dân Việt.
Chợ Ú, thuộc xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) còn được gọi với cái tên dân dã là chợ trâu bò. Chợ chuyên cung cấp trâu bò cho chợ trâu bò Nam Nghĩa (Nam Đàn) và lò mổ Nghi Phú (Nghi Lộc). Ảnh: TTXVN.
Chợ họp mỗi tháng 6 phiên, vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch, từ khoảng 4h sáng đến tầm 10h trưa. Ảnh: TTXVN.
Lúc đầu, chợ chỉ có bà trong vùng đến mua bán. Tuy nhiên, khoảng chục năm gần đây, số lượng trâu, bò tập trung về chợ liên tục tăng. Nguồn gốc cũng đa dạng. Ảnh: TTXVN.
Trung bình mỗi phiên chợ tập trung từ 2.000 đến 2.500 con trâu, bò. Ảnh: Báo Nghệ An.
Đường Lê Hồng Phong quận 10 được coi là chợ mua bán chó mèo lớn nhất TP HCM. Chợ chó mèo Lê Hồng Phong hình thành từ khoảng năm 1990. Ảnh: Infonet.
Hai bên đường là những lồng, cũi với tiếng chó mèo ồn ào. Tất cả các giống chó, mèo từ trong nước đến nhập ngoại đều có ở đây. Ảnh: Infonet.
Khu chợ chim cảnh Hoàng Hoa Thám tọa lạc trên bãi đất trống gần ngã tư Văn Cao – Hồ Tây. Chợ được họp định kỳ vào buổi sáng những ngày âm lịch mùng 4, 9, 14, 19, 24 và 29 hàng tháng. Ảnh: Mytour.
Tại đây, khách mua sẽ được tiếp xúc với nhiều loài chim như cu gáy, họa mi, yến oanh, vàng khuyên, sáo, chích chòe, chào mào...Ảnh: Mytour.
Chợ nón Gò Găng họp ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, TP. Quy Nhơn, Bình Định chỉ họp từ khoảng tầm 3h, 4h sáng. Chợ chỉ bán một mặt hàng duy nhất là nón lá thô, vật dụng làm nón. Ảnh: Dân Việt.
Chợ chiếu Định Yên, Đồng Tháp họp khoảng 2 tiếng trong đêm, nhưng giờ họp không cố đinh. Đêm sau thường sớm hơn đêm trước một giờ và cứ thế xoay vòng. Chợ bán chiếu cói và vật dụng làm chiếu, người bán ôm hàng đi chào, người mua chỉ ngồi một chỗ chờ và ngã giá. Ảnh: Daily Travel Vietnam.
Chợ chiếu Âm Phủ ở An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình họp từ 12 giờ 30 đêm đến khoảng 4 giờ sáng. Mỗi đêm, chợ mua bán hàng nghìn chiếc chiếu. Ảnh: Tiền phong.
Chợ súng đạn đặc biệt ở Hà Nội họp vào những ngày mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng tại chợ phiên trên phố Tố Hữu thuộc quận Hà Đông. Ảnh: Zing.
Video: Cận cảnh chợ ve chai độc nhất tại Sài Gòn (Nguồn Saigontv)