Sau khi thành phố Hà Nội ra quyết định dừng mọi hoạt đông kinh doanh đối với các du thuyền, nhà hàng nổi hoạt động trên hồ Tây từ năm 2017, khu vực Đầm Bảy nằm sát phố Nhật Chiêu trở thành bến neo đậu của hàng loạt các du thuyền bỏ hoang. Đến nay, bãi đậu này còn lại khoảng 10 chiếc du thuyền lớn, đều đã cũ nát, hoen rỉ và không còn giá trị sử dụng.Các du thuyền cao từ 2 – 3 tầng, neo đậu chiếm diện tích lớn trên mặt hồ Tây. Theo thời gian, những con tàu này xuống cấp trầm trọng tưởng như bãi sắt vụn giữa mặt hồ, không chỉ gây mất cảnh quan thiên nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước.Khách du lịch và người dân địa phương nhiều lần thắc mắc khi chứng kiến “nghĩa địa” chứa xác tàu thuyền này từ 3 năm nay đến giờ vẫn chưa được thanh thải dứt điểm.Anh Trần Giang (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thường xuyên ngồi cà phê với bạn bè ở khu vực này, từng có cơ hội chứng kiến sự sầm uất của các hoạt động kinh doanh ở đây vài năm trước nên bây giờ nhìn cảnh này thấy hồ Tây bớt đẹp đi nhiều phần. Chưa hiểu còn khúc mắc gì mà chính quyền hay đơn vị kinh doanh vẫn chưa xử lý dứt điểm”.Trước đây, bãi du thuyền này được coi là một trong những địa điểm ăn chơi sầm uất nhất nhì Hà Nội bao gồm tổ hợp: Nhà hàng ăn uống, quán bar, quán cà phê…Sau đó, do quá trình xử lý rác thải của các nhà hàng nổi không đảm bảo đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan khu vực hồ Tây. UBND TP Hà Nội đã chấp nhận đề xuất của sở GTVT tạm dừng hoạt động và cho di dời toàn bộ tàu thủy nội địa trên hồ Tây về khu vực Đầm Bảy thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.“Nghĩa địa” du thuyền chiếm trọn một góc hồ Tây và dường như đang bị bỏ mặc.Dấu hiệu hoen rỉ, xuống cấp thậm tệ của các du thuyền hồ Tây.Bên ngoài, các lối dẫn vào du thuyền đều bị khóa và treo biển cấm vào.Tuy nhiên vẫn có dấu hiệu của việc người dân vào đây để sinh hoạt, nghỉ ngơi.Khung cảnh hoang tàn ít ai ngờ tới khi xuất hiện ngay giữa trung tâm Thủ Đô. Người dân đứng nhìn bãi tàu bỏ hoang vừa tiếc nuối cho số phận những con tàu tiền tỷ vừa xót xa cho cảnh quan vốn thơ mộng của hồ Tây.
Sau khi thành phố Hà Nội ra quyết định dừng mọi hoạt đông kinh doanh đối với các du thuyền, nhà hàng nổi hoạt động trên hồ Tây từ năm 2017, khu vực Đầm Bảy nằm sát phố Nhật Chiêu trở thành bến neo đậu của hàng loạt các du thuyền bỏ hoang. Đến nay, bãi đậu này còn lại khoảng 10 chiếc du thuyền lớn, đều đã cũ nát, hoen rỉ và không còn giá trị sử dụng.
Các du thuyền cao từ 2 – 3 tầng, neo đậu chiếm diện tích lớn trên mặt hồ Tây. Theo thời gian, những con tàu này xuống cấp trầm trọng tưởng như bãi sắt vụn giữa mặt hồ, không chỉ gây mất cảnh quan thiên nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước.
Khách du lịch và người dân địa phương nhiều lần thắc mắc khi chứng kiến “nghĩa địa” chứa xác tàu thuyền này từ 3 năm nay đến giờ vẫn chưa được thanh thải dứt điểm.
Anh Trần Giang (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thường xuyên ngồi cà phê với bạn bè ở khu vực này, từng có cơ hội chứng kiến sự sầm uất của các hoạt động kinh doanh ở đây vài năm trước nên bây giờ nhìn cảnh này thấy hồ Tây bớt đẹp đi nhiều phần. Chưa hiểu còn khúc mắc gì mà chính quyền hay đơn vị kinh doanh vẫn chưa xử lý dứt điểm”.
Trước đây, bãi du thuyền này được coi là một trong những địa điểm ăn chơi sầm uất nhất nhì Hà Nội bao gồm tổ hợp: Nhà hàng ăn uống, quán bar, quán cà phê…
Sau đó, do quá trình xử lý rác thải của các nhà hàng nổi không đảm bảo đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan khu vực hồ Tây. UBND TP Hà Nội đã chấp nhận đề xuất của sở GTVT tạm dừng hoạt động và cho di dời toàn bộ tàu thủy nội địa trên hồ Tây về khu vực Đầm Bảy thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.
“Nghĩa địa” du thuyền chiếm trọn một góc hồ Tây và dường như đang bị bỏ mặc.
Dấu hiệu hoen rỉ, xuống cấp thậm tệ của các du thuyền hồ Tây.
Bên ngoài, các lối dẫn vào du thuyền đều bị khóa và treo biển cấm vào.
Tuy nhiên vẫn có dấu hiệu của việc người dân vào đây để sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Khung cảnh hoang tàn ít ai ngờ tới khi xuất hiện ngay giữa trung tâm Thủ Đô. Người dân đứng nhìn bãi tàu bỏ hoang vừa tiếc nuối cho số phận những con tàu tiền tỷ vừa xót xa cho cảnh quan vốn thơ mộng của hồ Tây.