%Arabica - thương hiệu đến từ Nhật Bản - mới đây đã khai trương cửa hàng tại số 2 Công Xã Paris (quận 1, TP.HCM). Đây là mặt bằng nằm ngay bên cạnh Bưu điện TP và Nhà thờ Đức Bà, thu hút đông đảo khách du lịch nội địa và quốc tế.Hơn 1 năm trước, %Arabica chào sân thị trường Việt Nam bằng cửa hàng tại “chung cư cà phê” số 42 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM). Tuy nhiên, mặt bằng này được đánh giá còn nhiều hạn chế như diện tích khiêm tốn, bài trí đơn giản. Cửa hàng tiếp theo dự kiến đặt tại trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1) nhưng đang thi công dở dang thì trả mặt bằng.Với việc chuyển hướng sang khu vực Bưu điện TP và Nhà thờ Đức Bà, cửa hàng flagship của %Arabica được đánh giá cao nhờ vị trí đắc địa, rộng rãi. Mặt tiền cửa hàng được sơn vàng, hoà hợp với cảnh quan xung quanh trong khi bên trong vẫn là tone màu trắng với lối thiết kế tối giản, tinh tế.Động thái mở cửa hàng flagship hoành tráng được coi là nỗ lực khẳng định sự gắn bó với thị trường Việt Nam của %Arabica. Trước đó, Vynce Nguyễn, Tổng giám đốc TKG - đơn vị đầu tư của thương hiệu này tại Việt Nam, nói với Insider Retail rằng họ đang tiếp tục khám phá tiềm năng mở rộng tại Hà Nội, Hội An và Phú Quốc.Trước khi %Arabica hiện diện, mặt bằng này từng thuộc về Cafe Saigon La Poste.Cùng với %Arabica, Highlands Coffee cũng đang hiện diện ngay cạnh Bưu điện TP.HCM. Cửa hàng Highlands tại đây đi theo mô hình premium với menu riêng bên cạnh các sản phẩm quen thuộc.Theo Cushman & Wakefield, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực này luôn thuộc top đắt đỏ nhất nhì khu trung tâm TP.HCM. Các căn nhà phố lẻ mặt tiền có diện tích từ 400 m2 trở lên, đoạn đầu đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, có giá thuê lên đến hàng chục nghìn USD mỗi tháng. Trong khi đó, giá thuê tầng trệt các cao ốc dao động ở mức 100-150 USD/m2/tháng, chưa bao gồm thuế và phí quản lý.Không chỉ các "ông lớn", thị trường F&B thời gian qua cũng chứng kiến sự tích cực tìm thuê mặt bằng đắc địa của một số "tân binh". Đơn cử, Phê La hồi đầu năm nay đã khai trương cửa hàng mới ngay góc ngã tư bên cạnh chợ Bến Thành (quận 1). Mặt bằng này trước đây thuộc về một công ty vàng bạc đá quý, giá thuê vào khoảng 400 triệu đồng/tháng.Theo ghi nhận, cửa hàng luôn đông khách dù là ngày trong tuần hay cuối tuần.Cùng đơn vị vận hành với Phê La, Katinat thậm chí còn bành trướng mạnh mẽ hơn khi liên tục mở cửa hàng ở bến Bạch Đằng (quận 1) và bến Bình An (TP Thủ Đức) - những điểm du lịch mới của TP.HCM. Có thể thấy, thương hiệu này đang nhắm đến đối tượng giới trẻ và khách du lịch, đặc biệt nhóm khách quốc tế đang trở lại Việt Nam ngày càng nhiều.Katinat bến Bạch Đằng luôn thu hút đông đảo khách hàng nhờ vị trí đẹp, không gian thoáng đãng, mát mẻ. Đây cũng là địa điểm xem pháo hoa đắc địa vào những dịp lễ, Tết.Ban ngày bận rộn với chuyện học và làm, Mộng Huyền (2001) và Nguyễn Trang (2000) có thói quen đi cà phê tối muộn. "Tụi mình ưu tiên chỗ ngồi hơn là đồ uống, nên thường lựa chọn những quán có không gian ngoài trời, gió mát. Ở đây, tụi mình có thể hóng gió và cảm nhận sự nhộn nhịp về đêm của thành phố", hai bạn chia sẻ.Katinat bến Bình An cũng là điểm đến yêu thích của giới trẻ, nhất là vào buổi tối.Đôi bạn Như Quỳnh - Ngọc Hân (2006) biết đến Katinat chi nhánh bến Bình An do một lần tình cờ đi ngang qua, trước đó có thường xuyên uống trà sữa của hãng. Theo hai bạn, đây là một trong những điểm hẹn cuối tuần vì có cả cảnh trí bên ngoài để chụp hình và khu vực máy lạnh bên trong để trò chuyện.Trong khi đó, một cửa hàng khác của Katinat trên phố đi bộ Nguyễn Huệ lại có phong cách thiết kế khác biệt, thu hút sự chú ý của du khách quốc tế.
%Arabica - thương hiệu đến từ Nhật Bản - mới đây đã khai trương cửa hàng tại số 2 Công Xã Paris (quận 1, TP.HCM). Đây là mặt bằng nằm ngay bên cạnh Bưu điện TP và Nhà thờ Đức Bà, thu hút đông đảo khách du lịch nội địa và quốc tế.
Hơn 1 năm trước, %Arabica chào sân thị trường Việt Nam bằng cửa hàng tại “chung cư cà phê” số 42 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM). Tuy nhiên, mặt bằng này được đánh giá còn nhiều hạn chế như diện tích khiêm tốn, bài trí đơn giản. Cửa hàng tiếp theo dự kiến đặt tại trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1) nhưng đang thi công dở dang thì trả mặt bằng.
Với việc chuyển hướng sang khu vực Bưu điện TP và Nhà thờ Đức Bà, cửa hàng flagship của %Arabica được đánh giá cao nhờ vị trí đắc địa, rộng rãi. Mặt tiền cửa hàng được sơn vàng, hoà hợp với cảnh quan xung quanh trong khi bên trong vẫn là tone màu trắng với lối thiết kế tối giản, tinh tế.
Động thái mở cửa hàng flagship hoành tráng được coi là nỗ lực khẳng định sự gắn bó với thị trường Việt Nam của %Arabica. Trước đó, Vynce Nguyễn, Tổng giám đốc TKG - đơn vị đầu tư của thương hiệu này tại Việt Nam, nói với Insider Retail rằng họ đang tiếp tục khám phá tiềm năng mở rộng tại Hà Nội, Hội An và Phú Quốc.
Trước khi %Arabica hiện diện, mặt bằng này từng thuộc về Cafe Saigon La Poste.
Cùng với %Arabica, Highlands Coffee cũng đang hiện diện ngay cạnh Bưu điện TP.HCM. Cửa hàng Highlands tại đây đi theo mô hình premium với menu riêng bên cạnh các sản phẩm quen thuộc.
Theo Cushman & Wakefield, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực này luôn thuộc top đắt đỏ nhất nhì khu trung tâm TP.HCM. Các căn nhà phố lẻ mặt tiền có diện tích từ 400 m2 trở lên, đoạn đầu đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, có giá thuê lên đến hàng chục nghìn USD mỗi tháng. Trong khi đó, giá thuê tầng trệt các cao ốc dao động ở mức 100-150 USD/m2/tháng, chưa bao gồm thuế và phí quản lý.
Không chỉ các "ông lớn", thị trường F&B thời gian qua cũng chứng kiến sự tích cực tìm thuê mặt bằng đắc địa của một số "tân binh". Đơn cử, Phê La hồi đầu năm nay đã khai trương cửa hàng mới ngay góc ngã tư bên cạnh chợ Bến Thành (quận 1). Mặt bằng này trước đây thuộc về một công ty vàng bạc đá quý, giá thuê vào khoảng 400 triệu đồng/tháng.
Theo ghi nhận, cửa hàng luôn đông khách dù là ngày trong tuần hay cuối tuần.
Cùng đơn vị vận hành với Phê La, Katinat thậm chí còn bành trướng mạnh mẽ hơn khi liên tục mở cửa hàng ở bến Bạch Đằng (quận 1) và bến Bình An (TP Thủ Đức) - những điểm du lịch mới của TP.HCM. Có thể thấy, thương hiệu này đang nhắm đến đối tượng giới trẻ và khách du lịch, đặc biệt nhóm khách quốc tế đang trở lại Việt Nam ngày càng nhiều.
Katinat bến Bạch Đằng luôn thu hút đông đảo khách hàng nhờ vị trí đẹp, không gian thoáng đãng, mát mẻ. Đây cũng là địa điểm xem pháo hoa đắc địa vào những dịp lễ, Tết.
Ban ngày bận rộn với chuyện học và làm, Mộng Huyền (2001) và Nguyễn Trang (2000) có thói quen đi cà phê tối muộn. "Tụi mình ưu tiên chỗ ngồi hơn là đồ uống, nên thường lựa chọn những quán có không gian ngoài trời, gió mát. Ở đây, tụi mình có thể hóng gió và cảm nhận sự nhộn nhịp về đêm của thành phố", hai bạn chia sẻ.
Katinat bến Bình An cũng là điểm đến yêu thích của giới trẻ, nhất là vào buổi tối.
Đôi bạn Như Quỳnh - Ngọc Hân (2006) biết đến Katinat chi nhánh bến Bình An do một lần tình cờ đi ngang qua, trước đó có thường xuyên uống trà sữa của hãng. Theo hai bạn, đây là một trong những điểm hẹn cuối tuần vì có cả cảnh trí bên ngoài để chụp hình và khu vực máy lạnh bên trong để trò chuyện.
Trong khi đó, một cửa hàng khác của Katinat trên phố đi bộ Nguyễn Huệ lại có phong cách thiết kế khác biệt, thu hút sự chú ý của du khách quốc tế.