Biết gì về liên danh ADI - Đông Sơn Thanh Hóa trúng thầu đất vàng, nợ 1.000 tỷ?

Google News

(Kiến Thức) - Mặc dù vượt qua nhiều đối thủ để trúng khu "đất vàng" có vị trí đắc địa, nhưng nhiều tai tiếng ở Thanh Hóa với số tiền 1.215 tỷ đồng. Thế nhưng hơn một năm trôi qua, liên danh ADI - Đông Sơn Thanh Hóa vẫn nợ hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngày 17/11, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành văn bản số 214/TB-UBND ngày 10/11/2020 về việc thu hơn 1.000 tỷ đồng còn nợ đọng tại dự án Khu đô thị Đông Hương, TP Thanh Hóa. Dự án này do liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ADI và Công ty cổ phần Đông Sơn Thanh Hóa làm chủ đầu tư.
Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc nộp đầy đủ số tiền sử dụng đất còn nợ đọng và các khoản phải nộp khác theo quy định vào ngân sách trước ngày 25/11/2020.
Trường hợp chủ đầu tư không chấp hành nộp đầy đủ tiền sử dụng đấu giá vào ngân sách, ngày 26/11, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng pháp luật. Chủ đầu tư không được tham gia đấu giá, đấu thầu các dự án trên địa bàn tỉnh này.
Biet gi ve lien danh ADI - Dong Son Thanh Hoa trung thau dat vang, no 1.000 ty?
 Dự án nghìn tỷ 3241. (Ảnh Zing.vn).
Theo tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ADI, tiền thân là Công ty cổ phần Nakama Việt Nam - đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng Đông Bắc (Đông Bắc Group), được thành lập vào ngày 7/2/2007, trụ sở chính được đặt tại số 25/38 Phú Thọ 3, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa.
Khi mới thành lập, Nakama Việt Nam có số vốn điều lệ là 250 tỷ đồng và Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Mai Thị Thắm. Đến tháng 8/2018, Công ty này đã đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ADI. Đồng thời, tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng và thay Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ADI hiện nay gồm: Ông Hoàng Tuấn Anh, ông Phạm Đức Long, ông Nguyễn Văn Chiến.
Trụ sở chính của doanh nghiệp hiện ở số 19 Lê Hữu Lập, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Đông Sơn Thanh Hóa được thành lập vào ngày 10/9/2015, có trụ sở tại số 745 Bà Triệu, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa.
Người đại diện theo pháp luật là ông Hoàng Anh Tuấn. Ngành nghề đăng ký kinh doanh là khai thác và quản lý chợ, xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh bến đỗ xe, bến xe khách, vận tải công cộng, kinh doanh dịch vụ nghĩa trang, hỏa táng.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp này gồm 3 cổ đông sáng lập là Công ty CP xe khách Thanh Hóa (35%); Hoàng Đức Quang (40%) và Nguyễn Thị Liên (25%).
Trong số các cổ đông của Công ty cổ phần Đông Sơn Thanh Hóa thì Công ty cổ phần xe khách Thanh Hóa nổi bật nhất vì thành lập từ năm 1999 và là chủ đầu tư nhiều dự án trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Đến tháng 7/2018, Công ty cổ phần xe khách Thanh Hóa tăng vốn điều lệ lên 90,2 tỷ đồng. 3/4 cổ đông sáng lập đã thoái vốn, chỉ còn lại cổ đông Lê Hoàng Linh nắm 52,6%.
Trước đó, ngày 26/9/2019, Khu đô thị Đông Hương (mặt bằng quy hoạch số 3241/QĐ-UBND ngày 7/6/2013 của UBND TP Thanh Hóa) được đấu giá công khai tại thành phố Thanh Hóa. Mặt bằng này được xem là khu "đất vàng" có vị trí đắc địa, đẹp nhất ở thành phố Thanh Hóa thời điểm đó.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ADI và Công ty cổ phần Đông Sơn Thanh Hóa đã vượt qua nhiều đối thủ, trúng thầu dự án với số tiền 1.215 tỷ đồng, cao hơn giá khởi điểm được phê duyệt là 548 tỷ đồng (giá khởi điểm là 666,4 tỷ đồng).
Tuy nhiên, kể từ ngày trúng đấu giá đến nay, chủ đầu tư mới thực hiện nghĩa vụ tài chính số tiền 144 tỷ đồng (bao gồm 66 tỷ đồng tiền đặt cọc) vào ngân sách Nhà nước.
Khánh Hoài (T/H)

>> xem thêm

Bình luận(0)