Bệnh lạ ám ảnh nông dân trồng hành ở Lý Sơn

Google News

Theo phản ánh của người dân trồng hành ở Lý Sơn thì hàng loạt diện tích hành ở khắp các cánh đồng trên đảo đã và đang bị chết do bệnh lươn rũ.

Có mặt tại cánh đồng Thầu Đâu, thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn vào trưa nay (10/5), đưa tay chỉ vào đám ruộng hành rộng gần 1 sào (500m2) gần đến thời điểm thu hoạch nhưng hiện đã và đang bị héo chết gần quá nữa, ông Dương Công Định (sinh 1970), buồn bã nói: "Đám hành này tuy như vậy nhưng vẫn còn, chứ mấy đám khác thì tiêu đời hết rồi".
Benh la am anh nong dan trong hanh o Ly Son
Một ruộng hành trồng bị trụi gần hết do bệnh lươn rũ. 
Ông Định - người dân trồng hành ở Lý Sơn kể, vụ hành năm nay gia đình đầu tư trồng 6 sào. Tuy nhiên, sau khi trồng được vài tuần thì bệnh lươn rũ xuất hiện, làm chết và thối rữa hành, ước tính thiệt hại trên 50% tổng diện tích đã trồng.
Theo giải thích của người dân, thay vì phát triển và đứng thẳng như bình thường, thân cây hành khi bị bệnh này sẽ mềm và nằm ngã rạp xuống như con lươn, rồi sau đó ngọn bắt đầu thối lan dần xuống tận củ. Vì vậy nên gọi là bệnh lươn rũ.
Benh la am anh nong dan trong hanh o Ly Son-Hinh-2
Cùng với thân, phần củ của cây hành cũng bị hỏng khi cây bị mắc bệnh này. 
Được biết, tình trạng bệnh lươn rũ không chỉ xảy ra ở cánh đồng hành Thầu Đâu mà hầu như khắp các cánh đồng khác trong toàn huyện Lý Sơn.
"Bình thường các vụ trước thì đám hành nào cũng có nhưng mức độ chỉ vài ba bụi/đám mà thôi, chứ không như năm nay tỉ lệ mắc bệnh với mức độ đám ít thì 10-20% diện tích, nhiều lên đến 70-90% diện tích", ông Nguyễn Văn Lý (sinh 1967), ở thôn Đông, thôn An Hải đượm buồn nói.
Benh la am anh nong dan trong hanh o Ly Son-Hinh-3
Hành hư hỏng được người dân nhổ bỏ bên đường. 
Tuy nhiên, trái ngược với phản ánh của người dân, theo báo cáo ngày 5.5 vừa qua của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lý Sơn có nêu: Trong tổng số khoảng 15, ha hành trồng đã bị hại do các loại sâu, bệnh thì bệnh mốc xương (lươn rũ) chỉ chiếm khoảng 2,5ha.
Lý do được đưa ra là, hành giống được vận chuyển từ nơi khác về trồng đã bị nhiễm và còn tồn dư nguồn sâu bệnh, nhưng trước khi gieo trồng, bà con nông dân đã không xử lý kỹ nên khi sinh trưởng, phát triển thì bị sâu, bệnh.
Theo Công Xuân/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)