Riêng Jetstar Pacific đề nghị cụ thể tăng mức tối đa lên đến 25% so với quy định hiện tại.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện một trong 3 hãng hàng không xác nhận thông tin trên, và khẳng định do giá xăng dầu thế giới lên cao nên doanh nghiệp buộc phải đề xuất tăng giá vé, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
|
Theo số liệu từ tổ chức Hàng không dân dụng thế giới IATA, giá nhiên liệu máy bay trung bình thế giới tháng 8/2018 tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, khung giá vé máy bay hiện hành đang được áp dụng là vé nhóm đường bay phát triển kinh tế-xã hội dưới 500 km, ở mức 1,6 triệu đồng/lượt.
Với nhóm đường bay khác dưới 500 km là 1,7 triệu đồng/lượt; từ 500 km - 800 km là 2,2 triệu đồng/lượt. Nhóm 850 km - dưới 1.000 km có giá 2,79 triệu đồng; từ 1.000 km đến dưới 1.280 km giá 3,2 triệu đồng; từ 1.280 km trở lên có mức 3,75 triệu đồng/vé/chiều.
Mức tối đa khung giá vé này được áp dụng theo Quyết định 3282 của Bộ Tài chính, với giá áp dụng là 4.250 đồng/khách/km.
Đáng lưu ý, mức giá này được tính theo phương án giá nhiên liệu Jet A1 thời điểm tháng 12/2014, là 84,7 USD/thùng, thuế nhập khẩu 7%, thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít (tương đương khoảng gần 2,1 triệu đồng/thùng).
|
Cả ba hãng bay lớn cùng có văn bản đề xuất tăng giá vé máy bay. Ảnh: Lê Quân. |
Trong khi đó, theo IATA, đến tháng 8/2018, giá nhiên liệu tại khu vực châu Á và châu Đại Dương đang ở mức 86,7 USD/thùng, thuế nhập khẩu 7%, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít (tương đương khoảng 2,63 triệu đồng/thùng).
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2018 mới đây của Vietnam Airlines, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán của doanh nghiệp này, cho biết chi phí xăng dầu bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi phí hoạt động, lúc cao nhất lên đến 38%.
Cũng theo ông Hiền, với quy mô của Vietnam Airlines, cứ mỗi USD giá dầu tăng thêm, chi phí của doanh nghiệp này tăng theo khoảng 230 tỷ đồng/năm.
Cục Hàng không Việt Nam cũng khẳng định mức giá xăng dầu thời gian qua đang có xu hướng tăng trở lại.