Gần đây, dân sành ăn Hà Nội rủ nhau săn mua sâu tre về chế biến món ăn. Mặc dù giá khá đắt đỏ lên đến 500.000 đồng/kg nhưng hầu nhưng loại "đặc sản" này đều trong tình trạng cháy hàng bởi quá trình bắt sâu tre phải tốn rất nhiều công.Sở dĩ được gọi là sâu tre bởi loài sâu này sống trong các cây tre. Để bắt được nó người dân phải mò mẫm tìm và chặt từng đốt tre mới bắt được.Theo kinh nghiệm của những người từng đi bắt loại sâu này, thông thường những bụi tre, nứa có cây cong queo, gần các đoạn mắt thân ống có nước sùi ra, ngọn cây héo thì nhiều khả năng cây tre đó đang có sâu đang làm tổ.Khi phát hiện chỗ nào có sâu người dân phải dùng dao, rựa chặt thân tre để bắt sâu. Người dân bắt sâu tre ngoài mục đích để bán còn giúp trị sâu cho tre.Thông thường sâu tre sẽ ở thành từng ổ trong một cây tre.Chính vì thế, nếu tìm đúng cây tre có sâu, mỗi tổ có thể có hàng kg sâu đang sinh sống.Đối với những cây quá nhiều sâu, người dân còn phải chặt đứt hẳn cây để tránh lây lan sâu sang cây tre khác. Sâu tre làm tổ và ăn ruột thân tre nên có màu trắng sữa khiến nhiều người không không quen khó tránh khỏi rùng mình...Chỉ cần chặt hạ cây tre có sâu, cắt từng đốt tre non ra sẽ thấy những con sâu béo ngậy.Cận cảnh loài sâu tre đang gây sốt.
Gần đây, dân sành ăn Hà Nội rủ nhau săn mua sâu tre về chế biến món ăn. Mặc dù giá khá đắt đỏ lên đến 500.000 đồng/kg nhưng hầu nhưng loại "đặc sản" này đều trong tình trạng cháy hàng bởi quá trình bắt sâu tre phải tốn rất nhiều công.
Sở dĩ được gọi là sâu tre bởi loài sâu này sống trong các cây tre. Để bắt được nó người dân phải mò mẫm tìm và chặt từng đốt tre mới bắt được.
Theo kinh nghiệm của những người từng đi bắt loại sâu này, thông thường những bụi tre, nứa có cây cong queo, gần các đoạn mắt thân ống có nước sùi ra, ngọn cây héo thì nhiều khả năng cây tre đó đang có sâu đang làm tổ.
Khi phát hiện chỗ nào có sâu người dân phải dùng dao, rựa chặt thân tre để bắt sâu. Người dân bắt sâu tre ngoài mục đích để bán còn giúp trị sâu cho tre.
Thông thường sâu tre sẽ ở thành từng ổ trong một cây tre.
Chính vì thế, nếu tìm đúng cây tre có sâu, mỗi tổ có thể có hàng kg sâu đang sinh sống.
Đối với những cây quá nhiều sâu, người dân còn phải chặt đứt hẳn cây để tránh lây lan sâu sang cây tre khác.
Sâu tre làm tổ và ăn ruột thân tre nên có màu trắng sữa khiến nhiều người không không quen khó tránh khỏi rùng mình...
Chỉ cần chặt hạ cây tre có sâu, cắt từng đốt tre non ra sẽ thấy những con sâu béo ngậy.
Cận cảnh loài sâu tre đang gây sốt.