7 "kẻ thù" của hóa đơn tiền điện, số 1 gần như ai cũng mắc

Google News

Cơ quan điện lực đã chỉ ra 7 sai lầm sử dụng điện ngày nắng nóng khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt. Đơn vị này khuyến cáo để điều hòa 26 độ C là tối ưu cho sức khỏe và ví tiền của bạn.

Càng nóng càng bật quạt số to
Đây là phản xạ của rất nhiều người. Tuy nhiên, với thời tiết vừa cực nóng vừa khô, tốc độ gió cao sẽ kém hiệu quả trong việc làm mát, thậm chí chỉ mát được lúc đầu, về sau máy nóng lên và nhiệt độ này bị tản ra không khí, khiến sự oi bức càng tăng. Chưa kể, lúc này quạt phải hoạt động với công suất lớn nên cực kỳ tốn điện.
Cho đồ nóng vào tủ lạnh
Nếu muốn tiết kiệm điện, bạn cần kế hoạch trong việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống sao cho có đủ thời gian làm nguội chúng thay vì đưa ngay vào tủ lạnh.
Bật bình nóng lạnh quá lâu
Thay vì chỉ cần bật nóng lạnh chừng 5 phút cho nước đủ ấm thì theo thói quen hoặc mải làm việc khác nhiều người vẫn bật rất lâu, cực kỳ lãng phí vì bạn không hề dùng hết chỗ nước nóng được đun.
Bật điều hòa quá lạnh
Khi để ở mức nhiệt quá thấp, máy điều hòa phải chạy hết công suất nên nhanh hỏng và tốn tiền điện hơn, 26 độ C là mức nhiệt tối ưu cho cả sức khỏe lẫn ví tiền của bạn.
7
Việc sử dụng điều hòa không đúng cách vừa dễ làm hỏng thiết bị, vừa gây tốn điện (Ảnh: VH). 
Bật, tắt điều hòa liên tục
Khi bạn bật, tắt liên tục thì máy nén, động cơ quạt phải khởi động lại nhiều lần để làm lạnh phòng trở lại mức được cài đặt. Điều này tiêu tốn lượng điện năng lớn gấp 3 lần lượng điện cần thiết để duy trì độ lạnh đang có.
Liên tục tăng giảm nhiệt độ điều hòa
Đây cũng là cách nhiều người thực hiện với mục đích tiết kiệm điện nhưng thực tế cũng khiến hóa đơn tiền điện tăng lên và độ bền của máy giảm do đảo lộn quá trình vận hành thông thường.
Lười bảo trì điều hòa
Điều hòa luân chuyển không khí bên trong và ngoài nhà nên nếu không được bảo trì và vệ sinh thường xuyên, bụi sẽ bám đầy, không chỉ nhanh hỏng, tốn điện mà còn hại sức khỏe.
Theo Ghi Du/Dân Trí

>> xem thêm

Bình luận(0)