Là một ứng dụng trên điện thoại được phát triển ở Mỹ, dịch vụ đi xe chung Uber xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 6/2014 ở TP HCM. Ảnh: Baodautu.Đến tháng 11/2014, Uber tiến ra Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Thegioihoinhap.Chỉ sau vài tháng có mặt, Uber đã trở thành một hiện tượng trong kinh doanh vận tải tại Việt Nam. Ảnh: VnReview.Sau thời gian thử nghiệm tại Thái Lan, tháng 4/2016, Uber chính thức ra mắt dịch vụ xe ôm Uber Moto tại Việt Nam với cước phí 3.700 đồng/km. Ảnh: Uber.Năm 2017, Uber mở rộng khu vực hoạt động tại Nha Trang và Đà Nẵng. Ảnh: Uber Estimator.Sau 4 năm hoạt động, Uber Việt Nam có hơn 6.000 xe với khoảng triệu người dùng. Tuy nhiên, để có được thành công này, Uber cũng trải qua không ít sóng gió trong thời gian hoạt động ở Việt Nam. Ảnh: Ketnoitaxi.Cuối năm 2016, Uber vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ taxi truyền thống. Sự phản ứng gay gắt đến mức tháng 3/2017, Hiệp hội taxi cả 3 miền kêu cứu Thủ tướng, đề nghị dừng khẩn cấp. Ảnh: VnEconomy.Tháng 9/2017, Uber bị truy thu gần 67 tỷ đồng. Tháng 12/2017, Cục thuế TP HCM cho biết sẽ cưỡng chế thuế với Uber. Ảnh: Vietnamnet.Cũng trong tháng 9/2017, Uber dính tin đồn bị dừng hoạt động tại Việt Nam. Ngay sau đó, tin đồn đã bị Uber lên tiếng bác bỏ. Ảnh: VOV.Giữa lúc Grab phát triển rầm rộ và các điều kiện quản lý mới đang được trình Chính phủ, tháng 1/2018, Uber điều thêm "tướng" cho thị trường Việt Nam. Ảnh: Plo.Cụ thể, bà Charity Safford được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành thị trường Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Ảnh: VietnamFinance.Tháng 3/2018, Uber thông báo bán toàn bộ thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Đến ngày 8/4/2018, Uber chính thức dừng hoạt động tại khu vực này, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Uber Driver Requirements.Video: Uber từng bước bán mình. Nguồn: VTV24.
Là một ứng dụng trên điện thoại được phát triển ở Mỹ, dịch vụ đi xe chung Uber xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 6/2014 ở TP HCM. Ảnh: Baodautu.
Đến tháng 11/2014, Uber tiến ra Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Thegioihoinhap.
Chỉ sau vài tháng có mặt, Uber đã trở thành một hiện tượng trong kinh doanh vận tải tại Việt Nam. Ảnh: VnReview.
Sau thời gian thử nghiệm tại Thái Lan, tháng 4/2016, Uber chính thức ra mắt dịch vụ xe ôm Uber Moto tại Việt Nam với cước phí 3.700 đồng/km. Ảnh: Uber.
Năm 2017, Uber mở rộng khu vực hoạt động tại Nha Trang và Đà Nẵng. Ảnh: Uber Estimator.
Sau 4 năm hoạt động, Uber Việt Nam có hơn 6.000 xe với khoảng triệu người dùng. Tuy nhiên, để có được thành công này, Uber cũng trải qua không ít sóng gió trong thời gian hoạt động ở Việt Nam. Ảnh: Ketnoitaxi.
Cuối năm 2016, Uber vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ taxi truyền thống. Sự phản ứng gay gắt đến mức tháng 3/2017, Hiệp hội taxi cả 3 miền kêu cứu Thủ tướng, đề nghị dừng khẩn cấp. Ảnh: VnEconomy.
Tháng 9/2017, Uber bị truy thu gần 67 tỷ đồng. Tháng 12/2017, Cục thuế TP HCM cho biết sẽ cưỡng chế thuế với Uber. Ảnh: Vietnamnet.
Cũng trong tháng 9/2017, Uber dính tin đồn bị dừng hoạt động tại Việt Nam. Ngay sau đó, tin đồn đã bị Uber lên tiếng bác bỏ. Ảnh: VOV.
Giữa lúc Grab phát triển rầm rộ và các điều kiện quản lý mới đang được trình Chính phủ, tháng 1/2018, Uber điều thêm "tướng" cho thị trường Việt Nam. Ảnh: Plo.
Cụ thể, bà Charity Safford được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành thị trường Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Ảnh: VietnamFinance.
Tháng 3/2018, Uber thông báo bán toàn bộ thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Đến ngày 8/4/2018, Uber chính thức dừng hoạt động tại khu vực này, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Uber Driver Requirements.
Video: Uber từng bước bán mình. Nguồn: VTV24.