Báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội mới đây, đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ( Vicem), đồng thời đề nghị Vicem kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân liên quan. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Đáng chú ý là việc Vicem đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 3 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc chưa được phê duyệt lại.Đối với lô đất 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội), Tổng công ty đề thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”, đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh phương án trình phê duyệt. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (Vicem Tower) được cấp phép năm 2011 và dự kiến hoàn thành 3 năm sau đó. Dự án được xây dựng theo quy mô hạng A trên diện tích 8.476m2, bao gồm tòa nhà cao 31 tầng nổi và bốn tầng hầm, với tổng diện tích sàn khoảng 78.270m2, trong đó phần nổi khoảng 54.000m2, đáp ứng 200 chỗ đỗ xe ngầm. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 1.952 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó số vốn đầu tư đã tăng lên 2.743 tỷ đồng (tăng thêm gần 800 tỷ đồng). Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Theo ghi nhận của PV, hiện tòa tháp Vicem Tower đã hoàn thiện phần thô. Dự án vẫn “án binh bất động”, “đắp chiếu” gần chục năm qua, công trường không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào, cỏ hoang mọc ở nhiều nơi, hàng rào bao quanh đã xuống cấp. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Dự án thuộc khu "đất vàng" của Hà Nội nằm "trơ xương" nhiều năm gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Nhiều hạng mục của công trình đang xuống cấp nghiêm trọng do bị để hoang quá lâu. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Liên quan tới tòa tháp “đắp chiếu” này, ngày 20/3/2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo việc chuyển nhượng dự án. Ngoài ra, theo chủ trương của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Tháng 6/2019, lãnh đạo Vicem cho biết muốn xin bán lại trụ sở văn phòng trên và cho rằng, đây là một trong những mục tiêu của Vicem trong việc tái cơ cấu theo yêu cầu của Chính phủ. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.Còn tại lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thay đổi từ “Xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy” thành “tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi cổ phần hoá sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem theo quy hoạch của TP Hà Nội”, được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến. Ảnh: Đình Phong.Lô đất cuối ngõ 122 Vĩnh Tuy gồm 4 khu được Vicem quản lý sử dụng từ năm 1959 (Trong đó Khu 1 với diện tích 15.091 m2 là phần kho tàng, bến bãi; Khu 2 diện tích 17.381 m2 đã được UBND TP Hà Nội cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê; Khu 3 có diện tích 5.893 m2 làm trụ sở và nhà để xe; khu 4 với diện tích 10.982 m2 đã được UBND TP Hà Nội cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê). Ảnh: Đình Phong.Khu vực nhà để xe... Ảnh: Đình Phong.Được biết, ngày 4/7/2012, Tổng công ty có Quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy với mục tiêu đầu tư khu nghiên cứu và phát triển, khu tổng hợp bao gồm văn phòng làm việc tư vấn, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, thí nghiệm và thực nghiệm kết họp với việc kinh doanh cho thuê vãn phòng, thương mại và khu lưu trú. Ảnh: Đình Phong.Tuy nhiên, năm 2018, Vicem cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án gặp nhiều khó khăn không đủ nguồn vốn để thực hiện đầu tư, dự án. Ảnh: Đình Phong.Đến ngày 17/01/2019, Vicem tiếp tục có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị cho phép được tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất ngõ 122 Vĩnh Tuy để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicem như hiện trạng... Ảnh: Đình Phong.Phần lớn diện tích khu đất ngõ 122 Vĩnh Tuy được TP Hà Nội cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê. Ảnh: Đình Phong.Nhiều hạng mục bên trong khu đất bỏ hoang, xuống cấp. Ảnh: Đình Phong.Tại lô đất 166.527m2 tại Khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, thay đổi từ “tiếp tục xây dựng dự án Nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi” thành “chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với chuyển nhượng dự án”, đến tháng 5/2019 Bộ Xây dựng chưa có ý kiến. Ảnh minh họa.Năm 2011, Vicem làm lễ phát lệnh khởi công dự án tại khu công nghiệp Đông Hồi với công suất sản phẩm là 400.000 m3/năm, tổng dự án đầu tư là 819 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án không được triển khai theo tiến độ.
Báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội mới đây, đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ( Vicem), đồng thời đề nghị Vicem kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân liên quan. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Đáng chú ý là việc Vicem đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 3 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc chưa được phê duyệt lại.
Đối với lô đất 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội), Tổng công ty đề thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”, đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh phương án trình phê duyệt. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (Vicem Tower) được cấp phép năm 2011 và dự kiến hoàn thành 3 năm sau đó. Dự án được xây dựng theo quy mô hạng A trên diện tích 8.476m2, bao gồm tòa nhà cao 31 tầng nổi và bốn tầng hầm, với tổng diện tích sàn khoảng 78.270m2, trong đó phần nổi khoảng 54.000m2, đáp ứng 200 chỗ đỗ xe ngầm. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 1.952 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó số vốn đầu tư đã tăng lên 2.743 tỷ đồng (tăng thêm gần 800 tỷ đồng). Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Theo ghi nhận của PV, hiện tòa tháp Vicem Tower đã hoàn thiện phần thô. Dự án vẫn “án binh bất động”, “đắp chiếu” gần chục năm qua, công trường không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào, cỏ hoang mọc ở nhiều nơi, hàng rào bao quanh đã xuống cấp. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Dự án thuộc khu "đất vàng" của Hà Nội nằm "trơ xương" nhiều năm gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Nhiều hạng mục của công trình đang xuống cấp nghiêm trọng do bị để hoang quá lâu. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Liên quan tới tòa tháp “đắp chiếu” này, ngày 20/3/2017, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo việc chuyển nhượng dự án. Ngoài ra, theo chủ trương của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Tháng 6/2019, lãnh đạo Vicem cho biết muốn xin bán lại trụ sở văn phòng trên và cho rằng, đây là một trong những mục tiêu của Vicem trong việc tái cơ cấu theo yêu cầu của Chính phủ. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Còn tại lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thay đổi từ “Xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy” thành “tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi cổ phần hoá sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem theo quy hoạch của TP Hà Nội”, được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến. Ảnh: Đình Phong.
Lô đất cuối ngõ 122 Vĩnh Tuy gồm 4 khu được Vicem quản lý sử dụng từ năm 1959 (Trong đó Khu 1 với diện tích 15.091 m2 là phần kho tàng, bến bãi; Khu 2 diện tích 17.381 m2 đã được UBND TP Hà Nội cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê; Khu 3 có diện tích 5.893 m2 làm trụ sở và nhà để xe; khu 4 với diện tích 10.982 m2 đã được UBND TP Hà Nội cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê). Ảnh: Đình Phong.
Khu vực nhà để xe... Ảnh: Đình Phong.
Được biết, ngày 4/7/2012, Tổng công ty có Quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy với mục tiêu đầu tư khu nghiên cứu và phát triển, khu tổng hợp bao gồm văn phòng làm việc tư vấn, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, thí nghiệm và thực nghiệm kết họp với việc kinh doanh cho thuê vãn phòng, thương mại và khu lưu trú. Ảnh: Đình Phong.
Tuy nhiên, năm 2018, Vicem cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án gặp nhiều khó khăn không đủ nguồn vốn để thực hiện đầu tư, dự án. Ảnh: Đình Phong.
Đến ngày 17/01/2019, Vicem tiếp tục có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị cho phép được tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất ngõ 122 Vĩnh Tuy để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicem như hiện trạng... Ảnh: Đình Phong.
Phần lớn diện tích khu đất ngõ 122 Vĩnh Tuy được TP Hà Nội cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê. Ảnh: Đình Phong.
Nhiều hạng mục bên trong khu đất bỏ hoang, xuống cấp. Ảnh: Đình Phong.
Tại lô đất 166.527m2 tại Khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, thay đổi từ “tiếp tục xây dựng dự án Nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi” thành “chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với chuyển nhượng dự án”, đến tháng 5/2019 Bộ Xây dựng chưa có ý kiến. Ảnh minh họa.
Năm 2011, Vicem làm lễ phát lệnh khởi công dự án tại khu công nghiệp Đông Hồi với công suất sản phẩm là 400.000 m3/năm, tổng dự án đầu tư là 819 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án không được triển khai theo tiến độ.