Thành lập từ năm 1994, đến nay, Amazon đã trở thành tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với doanh thu năm 2017 lên tới 178 tỷ USD. Có được thành công đó là nhờ tài lãnh đạo tuyệt vời của tỷ phú Jeff Bezos - nhà sáng lập của Amazon. Và, dưới đây là 10 bài học được đúc kết từ khả năng lãnh đạo của Jeff Bezos.
1. Dành cho nhân viên quyền tự quản
Amazon có được sự phát triển ngoạn mục là nhờ công ty này dành cho nhân viên quyền tự chủ rất cao. Việc này cho phép nhân viên quán xuyến toàn bộ dự án của mình và làm việc với hiệu quả cao nhất. Với chủ trương này, Amazon đã quy tụ được rất nhiều lãnh đạo kiệt xuất. Amazon đã có bộ phận được thành lập bởi một người hoặc một nhóm nhỏ người lao động.
2. Tạo ra tầm nhìn đầy ý nghĩa cho nhân viên
Tác giả Brad Stone vừa mới viết một cuốn sách về Amazon với tên gọi The Everything Store. Theo đó, Amazon muốn trở thành cửa hàng bán mọi thứ, khách hàng trên khắp thế giới có thể tới đó và tìm được bất cứ thứ gì họ muốn. Thêm vào đó, Amazon còn muốn khách hàng tìm được tất cả những thứ đó với chi phí thấp nhất. Đây là tầm nhìn mà Amazon đặt ra tại bất cứ cơ sở nào, để nhân viên dễ dàng hiểu và thấm nhuần.
3. Coi khách hàng là quan trọng nhất
Cùng với mục tiêu trở thành cửa hàng bán mọi thứ, Amazon luôn đặt khách hàng ở vị trí số 1. Amazon luôn muốn người sử dụng sản phẩm và khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất.
4. Kiên nhẫn
Jeff Bezos nhận thức rõ rằng, trong bối cảnh văn hóa và xã hội không thể thay đổi nhanh như sự phát triển của công nghệ thì kiên trì là điều then chốt. Cần phải có thời gian để thay đổi chuẩn mực của người tiêu dùng trên phạm vi rộng. Chẳng hạn, một số người sẽ chưa cảm thấy dễ chịu ngay khi nhận hàng qua email.
|
Tỷ phú Jeff Bezos. |
5. Đam mê
Bất cứ doanh nhân thành đạt nào cũng cần phải đam mê với công việc của mình. Bezos đam mê kinh doanh, đam mê thương mại điện tử và đam mê việc điều hành Amazon.
6. Tìm kiếm người tài
Những người đang điều hành một số đơn vị chủ chốt của Amazon là những người giỏi nhất trong số những người giỏi. Đơn cử, Christine Beauchamp – cựu Chủ tịch thương hiệu toàn cầu của Ralph Lauren hiện đang là Chủ tịch mảng thời trang của Amazon. Danh sách những người tài được Amazon thu nạp cứ dài dần theo năm tháng.
7. Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên
Bên cạnh việc tìm kiếm người tài ở bên ngoài, thì Amazon cũng rất chú trọng và công minh trong việc tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên trong công ty. Việc này kích thích mọi người làm việc hết mình với hy vọng có được vị trí tốt hơn trong tương lai không xa, bởi Amazon liên tục mở đơn vị mới và cần lãnh đạo mới.
8. Nhanh nhạy với những trào lưu mới
Năm 2017, trong thư gửi cổ đông, Jeff Bezos viết rằng, một xu hướng hiện nay là phát triển trí tuệ nhân tạo. Amazon đã nhận thức được vấn đề này và đang chuẩn bị để có thể ứng dụng khi thích hợp. Trong khi quá nhiều công ty công nghệ còn xem nhẹ vấn đề này thì việc đi trước một bước sẽ tạo nhiều cơ hội tốt cho Amazon.
9. Cơ cấu gọn nhẹ, quyết định nhanh
Amazon luôn có tính cơ động cao. Các tổ, nhóm gọn nhẹ và thường hoạt động tự quản, nên dễ tận dụng được cơ hội tốt để phát triển.
10. Yêu cầu mọi người phải nói ngắn gọn, xúc tích
Trước các buổi họp, một lãnh đạo cần tệp giấy có ghi chữ để từng nhân viên nhìn và đọc trước khi ngồi xuống ghế. Yêu cầu chữ ghi trên tệp giấy này phải thật ngắn gọn và giàu ý nghĩa để nhân viên dễ nhớ (thường là động từ). Sau đó, nhân viên phải suy nghĩ để đặt câu ngắn gọn, xúc tích với những từ gợi mở đó.