Nguy hiểm rình rập từ hỏa liệu pháp, dùng lửa làm đẹp và chữa bệnh

Google News

(Kiến Thức) - Hiện, mọi người khá hoang mang và nghi ngại về tính khoa học cũng như an toàn của phương thức hỏa liệu, hay còn được biết đến với cách thức thực hiện "đổ cồn đốt lửa" để làm đẹp.

Mới đây, hình ảnh về một người phụ nữ nghi bị bỏng đến mức lột da do thực hiện phương pháp hỏa liệu, tức đốt lửa để làm đẹp đang lan truyền mạnh trong cộng đồng mạng.
Cụ thể, bài đăng gồm có một đoạn clip và một hình ảnh với nội dung là một ca tai nạn làm đẹp tại spa ở Phan Rang, Ninh Thuận. Bài đăng lan truyền với tốc độ chóng mặt kèm nhiều lời bình luận cho rằng phụ nữ đã cả tin vào lời quảng cáo hoa mỹ của phương pháp làm đẹp có cái tên rất mỹ miều là “cồn nhân sâm” giúp nở lỗ chân lông, đẹp da tại một cơ sở làm đẹp nhỏ lẻ.
Nguy hiem rinh rap tu hoa lieu phap, dung lua lam dep va chua benh
Hình ảnh cho thấy người gặp tai nạn làm đẹp bằng phương pháp hỏa liệu tại spa ở Phan Rang.
“Hỏa trị liệu” là một phương pháp trị liệu đã có từ lâu đời, quy chung lại đó là phương pháp trị bệnh không dùng thuốc mà dùng sức nóng của lửa, đa phần nó thích hợp với những xứ lạnh.
Nguy cơ đối với sức khỏe của phương pháp hỏa trị liệu
Năm ngoái, chị Nguyễn Thị Minh P (SN 1986) là nhân viên của một cơ sở thẩm mỹ trên đường Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng cũng đã bị bỏng nặng khi thực hiện hỏa liệu pháp cho khách hàng. Nguyên nhân được xác định là do thời gian để lửa cháy lâu, cộng thêm dập lửa sai cách nên khi vào viện cấp cứu thì vết bỏng đã chiếm hơn 40% diện tích cơ thể chị P.
Bác sĩ Đông y Lê Anh Quốc (Hội Đông y TP Hà Nội) cho rằng, việc bỏng cồn của chị P sẽ không quá nặng nếu chị biết dập lửa cồn đúng cách. Là nhân viên spa, hàng ngày dập lửa cho khách, nhưng khi gặp nạn lại quá hoảng loạn chạy đi tìm nước, mà nước thì không dập được lửa cồn. Lúc đó chỉ dập khăn bông ướt vào thì lửa cồn tắt ngay – mà những chiếc khăn đó đang ở bên cạnh chị P.
Trao đổi với báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS. Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), cho hay, hỏa trị liệu, về lí thuyết, những người âm hư, người sốt xuất huyết tiêu chảy, người tăng huyết áp hoặc nói nôm na là người bị “nóng trong” thì không nên dùng.
Bên cạnh đó, việc không làm đúng thao tác, đúng qui trình sẽ dẫn đến bệnh nặng thêm. Đặc biệt, khi đốt xong thì các huyệt khai mở hết mà không kiêng lại đi tắm lạnh ngay hoặc nhập phòng… thì rất dễ gây tổn hại đến sức khỏe. Việc sử dụng cồn đốt cũng có thể gây bỏng tại chỗ.
Chữa trị được nhiều bệnh nhờ phương pháp hỏa trị liệu hiện nay rất được ưa chuộng tại các spa nhưng chuyên gia lưu ý đặc biệt cách chữa bệnh này chưa được khoa học công nhận.
Thực hư phương pháp hỏa trị liệu được quảng cáo rầm rộ trên mạng
Dạo một vòng các trang mạng xã hội, người đọc sẽ phát hiện thấy nhiều cơ sở spa hiện nay đang áp dụng rầm rộ phương pháp "hỏa trị liệu" như một cuộc cách mạng để chữa nhiều bệnh, giảm cân và làm đẹp. Áp dụng "hỏa trị liệu" thường xuyên là bí quyết kéo dài tuổi thọ.
Theo đó, kỹ thuật viên sẽ thực hiện quy trình thoa tinh dầu, rồi trải 3 lớp khăn ẩm trên lưng khách hàng, sau đó đổ cồn dọc lưng lên trên lớp khăn đó và bật lửa đốt. Thông thường, kỹ thuật viên sẽ để lửa cháy khoảng 17 giây thì dùng khăn ẩm dập lửa. Quá trình này được thực hiện liên tục, đều đặn.
Một trang Facebook về hỏa trị liệu nhấn mạnh, đây là phương pháp dưỡng sinh có bệnh thì chữa, không bệnh thì phòng, giảm phong, hàn, nhiệt, thấp - Mỏi, tê, đau, nhức. Ngoài ra còn làm đẹp và giảm béo, 100% người dùng hỏa liệu da đều đẹp, hồng sáng tự nhiên.
Nguy hiem rinh rap tu hoa lieu phap, dung lua lam dep va chua benh-Hinh-2
Cho đến hiện nay, phương pháp "đốt lửa" làm đẹp này vẫn chưa được công nhận trong giới khoa học, 
Tuy nhiên, trên báo Tổ quốc, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, cho đến hiện nay, phương pháp đốt lửa làm đẹp này vẫn chưa được công nhận trong giới khoa học, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào cổ súy cách chữa bệnh, làm đẹp này.
Theo chuyên gia, phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc mắc các bệnh mãn tính khác không nên sử dụng "hỏa trị liệu", nếu có ý định sử dụng thì cần có tư vấn cụ thể của bác sĩ.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)