Cơn ác mộng bắt đầu từ thế 19 ở khu vực nằm giữa biên giới Nepal và Ấn Độ. Hàng chục người bỏ mạng khi đi ngang qua những cánh rừng rậm sát với dãy núi Hymalaya.
Những cuộc tấn công diễn ra thường xuyên và đẫm máu tới mức người ta nghĩ tới chuyện ma quỷ. Chỉ đến khi một thợ săn trong vùng phát hiện và bắn một con hổ cái, nguyên nhân của hàng loạt vụ án mạng mới sáng tỏ.
|
Jim Corbett bên cạnh xác con hổ. |
Phát đạn tuy không giết con hổ cái nhưng khiến nó đau đớn và kiệt sức vì gãy 2 răng. Nhưng cơn tức giận vì bị tấn công khiến nó trở nên điên loạn hơn. Hệ lụy là số người bị nó giết hại lên tới 200 người. Chính phủ Nepal thậm chí còn phải huy động quân đội tới giúp đỡ sau khi hàng loạt các tay thợ săn có tiếng phải đầu hàng, nhưng nỗ lực này cũng bất thành.
Dù vậy, họ cũng đẩy con hổ rời bỏ lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, ngay khi vượt sông qua biên giới Ấn Độ, nó bắt đầu công cuộc săn người ở huyện Kumaon.
Thay vì phục kích người như khi còn ở Ấn Độ, con hổ bạo gan săn người vào ban ngày sau khi chuyển tới lãnh thổ mở. Nó lang thang trên đường phố, đột nhập vào nhà dân mà không hề do dự. Dân làng khi đó chỉ còn biết khóa mình trong những căn nhà đơn sơ. Nhiều người mô tả ngôi làng như một thị trấn ma vì không ai dám bước ra ngoài bởi lo sợ có thể bị con hổ làm thịt bất cứ lúc nào.
Cơn ác mộng chỉ thực sự chấm sứt khi nhà bảo tồn người Anh gốc Ấn Jim Corbett vào cuộc. Corbett khi đó cực kỳ nổi tiếng ở Ấn Độ vì từng bắt và giết chết một con báo đực hung hãn từng cướp đi sinh mạng của gần 400 người.
Con hổ bị tiêu diệt vào năm 1907 khi đã đoạt mạng của 436 người. Khi khám nghiệm tử thi, Corbett phát hiện ra rằng do 2 chiếc răng nanh bị gãy gây chứng đau buốt răng, con hổ không thể tiếp cận với những con mồi khỏe mạnh, nhanh nhẹn nên buộc phải chuyển sang mục tiêu là con người.
Hổ cái Champawat cho tới nay vẫn được ghi nhận là quái thú giết nhiều người nhất trong lịch sử.