Các nhà khoa học của NASA vô cùng tò mò về hình ảnh những tảng đá kỳ lạ trên sao Hỏa mà tàu thăm dò Perseverance chụp lại.Cụ thể, tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA đã chụp nhiều ảnh về khu vực miệng núi lửa Jezero rộng 45km – nơi mà tàu và trực thăng đã hạ cánh ngày 18/2. Sau đó nghiên cứu chi tiết các tảng đá xung quanh bằng hai thiết bị là laser SuperCam và camera WATSON gắn ở cuối cánh tay robot.Hình ảnh gửi về cho thấy những tảng đá kỳ lạ không rõ có nguồn gốc từ núi lửa hay trầm tích. Nếu là đá núi lửa, chúng có thể được coi như là đồng hồ địa chất, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về lịch sử và quá trình hình thành của Jezero – nơi có một cái hồ và một lưu vực sông từ cách đây hàng tỷ năm.Nếu đây là đá trầm tích, nó có thể lưu giữ những dấu vết quan trọng về sự sống trên sao Hỏa nếu nơi đây từng tồn tại sự sống trước đó.Trước đó, các nhà khoa học cũng đã xác định được một "mỏ núi lửa" ở đồng bằng Elysium Planitia, phía Bắc đường xích đạo của sao Hỏa. Ước tính mỏ trầm tích này khoảng 50.000 năm tuổi.Vùng núi lửa này có vẻ tương đối mới, chứa nhiều dung nham và tro, có thể từ một vụ phun trào mạnh mẽ với cột tro bụi cao đến 10 km. Các dòng dung nham xung quanh được cho là từ một vụ phun trào gần đầy.Dấu hiệu này là bằng chứng trên cho thấy phải có hoạt động địa chất xảy ra trong lòng sao Hỏa, hoặc ít nhất chúng vừa được kích thích cách đây không lâu.Hoạt động địa chất và kiến tạo mảng là yếu tố quan trọng giúp một hành tinh sống được: cung cấp sự ổn định cho khí quyển, từ quyển, tạo ra các yếu tố hóa học cần thiết cho các phản ứng phát sinh và phát triển của sự sống...Sự tương tác giữa magma với chất nền băng giá của khu vực này có thể tạo điều kiện cho hoạt động gần đây của vi sinh vật, làm tăng khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa.Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng khu vực ở bên dưới phần bề mặt của sao Hỏa có thể là nơi tiềm năng thích hợp cho sự sống.Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về các nguyên tố phóng xạ trong các thiên thạch, cũng như các loại đá có kẽ rỗng đủ lớn để giữ lại nước.Đây có thể là bằng chứng cho thấy lớp đá dưới bề mặt sao Hỏa có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn - dấu hiệu của sự sống, nếu chúng được tiếp xúc với nước.Mời các bạn xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV
Các nhà khoa học của NASA vô cùng tò mò về hình ảnh những tảng đá kỳ lạ trên sao Hỏa mà tàu thăm dò Perseverance chụp lại.
Cụ thể, tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA đã chụp nhiều ảnh về khu vực miệng núi lửa Jezero rộng 45km – nơi mà tàu và trực thăng đã hạ cánh ngày 18/2. Sau đó nghiên cứu chi tiết các tảng đá xung quanh bằng hai thiết bị là laser SuperCam và camera WATSON gắn ở cuối cánh tay robot.
Hình ảnh gửi về cho thấy những tảng đá kỳ lạ không rõ có nguồn gốc từ núi lửa hay trầm tích. Nếu là đá núi lửa, chúng có thể được coi như là đồng hồ địa chất, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về lịch sử và quá trình hình thành của Jezero – nơi có một cái hồ và một lưu vực sông từ cách đây hàng tỷ năm.
Nếu đây là đá trầm tích, nó có thể lưu giữ những dấu vết quan trọng về sự sống trên sao Hỏa nếu nơi đây từng tồn tại sự sống trước đó.
Trước đó, các nhà khoa học cũng đã xác định được một "mỏ núi lửa" ở đồng bằng Elysium Planitia, phía Bắc đường xích đạo của sao Hỏa. Ước tính mỏ trầm tích này khoảng 50.000 năm tuổi.
Vùng núi lửa này có vẻ tương đối mới, chứa nhiều dung nham và tro, có thể từ một vụ phun trào mạnh mẽ với cột tro bụi cao đến 10 km. Các dòng dung nham xung quanh được cho là từ một vụ phun trào gần đầy.
Dấu hiệu này là bằng chứng trên cho thấy phải có hoạt động địa chất xảy ra trong lòng sao Hỏa, hoặc ít nhất chúng vừa được kích thích cách đây không lâu.
Hoạt động địa chất và kiến tạo mảng là yếu tố quan trọng giúp một hành tinh sống được: cung cấp sự ổn định cho khí quyển, từ quyển, tạo ra các yếu tố hóa học cần thiết cho các phản ứng phát sinh và phát triển của sự sống...
Sự tương tác giữa magma với chất nền băng giá của khu vực này có thể tạo điều kiện cho hoạt động gần đây của vi sinh vật, làm tăng khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa.
Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng khu vực ở bên dưới phần bề mặt của sao Hỏa có thể là nơi tiềm năng thích hợp cho sự sống.
Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về các nguyên tố phóng xạ trong các thiên thạch, cũng như các loại đá có kẽ rỗng đủ lớn để giữ lại nước.
Đây có thể là bằng chứng cho thấy lớp đá dưới bề mặt sao Hỏa có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn - dấu hiệu của sự sống, nếu chúng được tiếp xúc với nước.