Vườn quốc gia Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình) là nơi có hệ động thực vật phong phú bậc nhất Việt Nam. Tại đây, du khách có thể dễ dàng bắt gặp loài côn trùng được coi là độc lạ bậc nhất thế giới: Bọ que.Bọ que thực chất là tên gọi chung cho nhiều loài côn trùng thuộc bộ Bọ que, tên khoa học Phasmatodea. Đặc trưng của các loài côn trùng này là hình dạng đặc thù trông giống như một cành cây.Hình thù đặc biệt này là sự ngụy trang hoàn hảo, giúp loài bọ que tránh được sự phát hiện của các loài săn mồi.Màu sắc của loài bọ que cũng thay đổi tùy theo môi trường, ví dụ như loài bọ que màu nâu thường sống trên những cành cây khô, trong khi loài bọ que màu xanh lại sống trên những cành lá màu xanh.Đặc điểm ngụy trang về hình dạng và màu sắc này là sự thích nghi kiểu gene được hình thành dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên qua một quá trình tiến hóa hàng triệu năm.Không chỉ đặc biệt bởi tài ngụy trang, bọ que cũng sở hữu chiều dài vô địch trong giới côn trùng. Những con bọ que trưởng thành của một số loài có thể đạt tới chiều dài 30cm. Những trường hợp kỷ lục được ghi nhận đạt đến 60cm.Nơi sinh sống chủ yếu của loài bọ que là ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đa dạng lớn nhất là ở Đông Nam Á và Nam Mỹ, sau đó là Australia. Thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây.Tại Việt Nam, bọ que có mặt ở nhiều khu rừng, với khoảng 25 loài đã được tìm thấy và định danh.Tại khu vực rừng Cúc Phương, có thể tìm thấy bọ que ở mọi nơi, từ vùng lõi rừng rậm rạp cây cối cho đến các điểm dân cư ở bìa rừng.
Vườn quốc gia Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình) là nơi có hệ động thực vật phong phú bậc nhất Việt Nam. Tại đây, du khách có thể dễ dàng bắt gặp loài côn trùng được coi là độc lạ bậc nhất thế giới: Bọ que.
Bọ que thực chất là tên gọi chung cho nhiều loài côn trùng thuộc bộ Bọ que, tên khoa học Phasmatodea. Đặc trưng của các loài côn trùng này là hình dạng đặc thù trông giống như một cành cây.
Hình thù đặc biệt này là sự ngụy trang hoàn hảo, giúp loài bọ que tránh được sự phát hiện của các loài săn mồi.
Màu sắc của loài bọ que cũng thay đổi tùy theo môi trường, ví dụ như loài bọ que màu nâu thường sống trên những cành cây khô, trong khi loài bọ que màu xanh lại sống trên những cành lá màu xanh.
Đặc điểm ngụy trang về hình dạng và màu sắc này là sự thích nghi kiểu gene được hình thành dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên qua một quá trình tiến hóa hàng triệu năm.
Không chỉ đặc biệt bởi tài ngụy trang, bọ que cũng sở hữu chiều dài vô địch trong giới côn trùng. Những con bọ que trưởng thành của một số loài có thể đạt tới chiều dài 30cm. Những trường hợp kỷ lục được ghi nhận đạt đến 60cm.
Nơi sinh sống chủ yếu của loài bọ que là ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đa dạng lớn nhất là ở Đông Nam Á và Nam Mỹ, sau đó là Australia. Thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây.
Tại Việt Nam, bọ que có mặt ở nhiều khu rừng, với khoảng 25 loài đã được tìm thấy và định danh.
Tại khu vực rừng Cúc Phương, có thể tìm thấy bọ que ở mọi nơi, từ vùng lõi rừng rậm rạp cây cối cho đến các điểm dân cư ở bìa rừng.