Rận mu còn được gọi là rận cua, chấy cua do có hình dáng giống con cua. Đây là một loài côn trùng hút máu không có cánh, sống ký sinh ở vùng lông mu của con người. Chiều dài của rận mu từ 1,3 - 2mm và có khả năng thay đổi màu sắc giống màu da người.Rận mu có thể bám rất chắc trên những sợi lông của con người nhờ các móng vuốt cong của mình. Rận mu chỉ “thích” ký sinh trên cơ thể con người, đặc biệt là nam giới. Nó nằm sâu trong lỗ chân lông, bám chặt vào da người và chỉ ló ra ngoài phần đầu mà thôi. Do đó mà việc tự tay bắt rận mu vô cùng khó khăn.Rận mu có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc quan hệ.Không chỉ sống ở "vùng kín", rận mu còn có thể hiện diện ở lông mi, lông mày và kể cả tóc. Nó có tốc độ đẻ trứng rất nhanh. Trứng rận mu bám vào những phần lông thô ráp trên cơ thể, phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau và trưởng thành sau 10 - 17 ngày.Vòng đời của rận mu kéo dài từ 16 - 25 ngày. Rận cái đẻ trung bình khoảng 3 quả trứng mỗi ngày.Rận mu thường hoạt động về đêm. Người bị rận mu hút máu sẽ có cảm giác ngứa ngáy, buộc phải gãi liên tục. Nhiều trường hợp nạn nhân bị nhiễm trùng, lở loét do gãi quá nhiều khiến vùng da nhiễm bệnh bị trầy xước, tổn thương.Để tránh bị rận mu làm tổ trên cơ thể, bạn nên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn gối, ga trải giường, chiếu, màn để tránh mầm bệnh, tránh ngủ chung giường chiếu với người đã mắc bệnh, không sử dụng chung quần áo, đặc biệt là đồ lót với người đã mắc bệnh.
Rận mu còn được gọi là rận cua, chấy cua do có hình dáng giống con cua. Đây là một loài côn trùng hút máu không có cánh, sống ký sinh ở vùng lông mu của con người. Chiều dài của rận mu từ 1,3 - 2mm và có khả năng thay đổi màu sắc giống màu da người.
Rận mu có thể bám rất chắc trên những sợi lông của con người nhờ các móng vuốt cong của mình. Rận mu chỉ “thích” ký sinh trên cơ thể con người, đặc biệt là nam giới. Nó nằm sâu trong lỗ chân lông, bám chặt vào da người và chỉ ló ra ngoài phần đầu mà thôi. Do đó mà việc tự tay bắt rận mu vô cùng khó khăn.
Rận mu có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc quan hệ.
Không chỉ sống ở "vùng kín", rận mu còn có thể hiện diện ở lông mi, lông mày và kể cả tóc. Nó có tốc độ đẻ trứng rất nhanh. Trứng rận mu bám vào những phần lông thô ráp trên cơ thể, phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau và trưởng thành sau 10 - 17 ngày.
Vòng đời của rận mu kéo dài từ 16 - 25 ngày. Rận cái đẻ trung bình khoảng 3 quả trứng mỗi ngày.
Rận mu thường hoạt động về đêm. Người bị rận mu hút máu sẽ có cảm giác ngứa ngáy, buộc phải gãi liên tục. Nhiều trường hợp nạn nhân bị nhiễm trùng, lở loét do gãi quá nhiều khiến vùng da nhiễm bệnh bị trầy xước, tổn thương.
Để tránh bị rận mu làm tổ trên cơ thể, bạn nên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn gối, ga trải giường, chiếu, màn để tránh mầm bệnh, tránh ngủ chung giường chiếu với người đã mắc bệnh, không sử dụng chung quần áo, đặc biệt là đồ lót với người đã mắc bệnh.