1.Rắn Taipan nội địa: Rắn Taipan nội địa còn có tên gọi khác là rắn “dữ tợn” và được mệnh danh là loài rắn cạn độc nhất thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giết 100 người hay 250.000 con chuột. Theo nghiên cứu, một lượng rất rất nhỏ nọc độc của rắn “dữ tợn” độc gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông và 50 lần so với rắn hổ mang. Một người trưởng thành sẽ thiệt mạng chỉ sau 45 phút kể từ khi bị cắn.2. Rắn chuông: Chỉ sinh sống tại khu vực châu Mỹ, là loài rắn độc nhất Hoa Kỳ, dễ dàng nhận biết bởi tiếng rung đuôi đặc trưng rất giống tiếng chuông. Rắn đuôi chuông chưa trưởng thành nguy hiểm hơn rắn trưởng thành rất nhiều do không có khả năng kiểm soát lượng độc tiêm vào kẻ thù. Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh ngấm vào máu, phá vỡ các tế bào thành mạch và gây chảy máu bên trong, có thể dẫn tới tử vong.3. Rắn biển Belcher: Là loài rắn độc nhất từng được biết đến trên thế giới. Một vài milligram nọc có sức mạnh đủ để giết 1000 người. Tuy nhiên, chỉ khoảng ¼ trong tổng số các vết cắn của chúng có nọc độc và chúng cũng khá hiền lành. Chúng sinh sống khắp các vùng biển Đông Nam Á và phía bắc Australia. Thợ lặn, ngư dân thường là những nạn nhân của loài rắn này khi họ kéo lưới từ dưới đại dương lên.4. Rắn độc Úc: Trong tiếng Anh, rắn độc Úc có tên Death Adder. Đây là loài “dã man” nhất trong các loài rắn bởi chúng thường săn lùng và giết những con rắn khác, kể cả những loài có trong danh sách này. Chúng cũng là loài tấn công con mồi nhanh nhất thế giới. Một vết cắn của rắn độc Úc sẽ gây bại liệt và có thể tử vong trong vòng 6 giờ do suy hô hấp. Các triệu chứng thường đạt mức cao nhất trong vòng 24-48 giờ. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn là rất cao, tới 50%.5. Rắn hổ lục: Rắn hổ lục có thể tìm thấy trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân và rắn lục chuỗi chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn hổ lục thường khá “nóng tính”, thường hoạt động về đêm và sau những cơn mưa. Khi bị cắn, nọc độc sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.6. Hổ mang Philippines.: Hầu hết các loài hổ mang sẽ không thể lọt vào danh sách này, tuy nhiên hổ mang Philippines là một ngoại lệ. Nọc của chúng độc nhất trong các loài rắn hổ mang và có thể bắn xa tới 3m. Đây là một chất độc tác động chủ yếu tới thần kinh, gián đoạn việc truyền tín hiệu và ảnh hưởng tới các cơ.7. Rắn hổ: Rắn hổ có thể dễ dàng tìm thấy ở Úc. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy khi đối mặt, tuy nhiên chúng sẽ “điên lên” nếu bị dồn vào góc. Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.8. Rắn độc đen châu Phi: Cơ thể màu xám nâu nhưng bên trong khoang miệng lại màu đen. Loài rắn này xuất hiện nhiều nơi trên lục địa đen, rất hung dữ và có tốc độ cắn rất nhanh, có thể đạt 20km/h. Chúng cũng có thể cắn liên tiếp 12 lần. Một vết cắncó thể giết chết 10-25 người lớn và thường tác động mạnh tới hệ thần kinh. Các triệu chứng khi bị cắn rất khinh khủng, ban đầu là ngứa ran trong miệng cùng tứ chi, sau đó là lú lẫn, chảy nước bọt, co giật, hôn mê. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn gần như chắc chắn.9. Rắn Taipan: Thường được tìm thấy tại Úc, rắn Taipan có nọc rất độc, đủ sức giết tới 12.000 con lợn. Độc của loài này ngăn chặn sự lưu thông máu ở động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tác động tới thần kinh. Khi con người bị cắn, cái chết thường đến chỉ sau vài giờ. Nếu rắn Taipan bị cắn bởi đồng loại, chúng cũng sẽ chết.10. Rắn cạp nong xanh: Rắn cạp nong xanh có thể được tìm thấy tại khắp Đông Nam Á. Không chỉ đối với con mồi, chúng còn sẵn sàng cắn chết và làm thịt đồng loại. Rắn cạp nong xanh thường hoạt động về đêm. Nọc của chúng độc gấp 15 lần rắn hổ mang, gây tê liệt cơ bắp, hệ thần kinh. Rất may là loài này khá nhút nhát và có xu hướng lần trốn hơn là tấn công. Vì vậy, các trường hợp bị rắn cắn là khá ít.11. Rắn Eastern Brown: Đừng để vẻ ngoài vô hại của loài rắn Eastern Brown đánh lừa. 1/500 gam nọc độc của chúng cũng có thể giết 1 người trường thành. Đây là loài rắn phổ biến ở Australia, xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. May mắn là chúng khá nhút nhát và thường rút lui khi nhận thấy nguy hiểm. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc: nâu bóng, vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống, chẳng hạn ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm.
1.Rắn Taipan nội địa: Rắn Taipan nội địa còn có tên gọi khác là rắn “dữ tợn” và được mệnh danh là loài rắn cạn độc nhất thế giới. Một vết cắn của chúng có thể giết 100 người hay 250.000 con chuột. Theo nghiên cứu, một lượng rất rất nhỏ nọc độc của rắn “dữ tợn” độc gấp 10 lần vết cắn của rắn chuông và 50 lần so với rắn hổ mang. Một người trưởng thành sẽ thiệt mạng chỉ sau 45 phút kể từ khi bị cắn.
2. Rắn chuông: Chỉ sinh sống tại khu vực châu Mỹ, là loài rắn độc nhất Hoa Kỳ, dễ dàng nhận biết bởi tiếng rung đuôi đặc trưng rất giống tiếng chuông. Rắn đuôi chuông chưa trưởng thành nguy hiểm hơn rắn trưởng thành rất nhiều do không có khả năng kiểm soát lượng độc tiêm vào kẻ thù. Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh ngấm vào máu, phá vỡ các tế bào thành mạch và gây chảy máu bên trong, có thể dẫn tới tử vong.
3. Rắn biển Belcher: Là loài rắn độc nhất từng được biết đến trên thế giới. Một vài milligram nọc có sức mạnh đủ để giết 1000 người. Tuy nhiên, chỉ khoảng ¼ trong tổng số các vết cắn của chúng có nọc độc và chúng cũng khá hiền lành. Chúng sinh sống khắp các vùng biển Đông Nam Á và phía bắc Australia. Thợ lặn, ngư dân thường là những nạn nhân của loài rắn này khi họ kéo lưới từ dưới đại dương lên.
4. Rắn độc Úc: Trong tiếng Anh, rắn độc Úc có tên Death Adder. Đây là loài “dã man” nhất trong các loài rắn bởi chúng thường săn lùng và giết những con rắn khác, kể cả những loài có trong danh sách này. Chúng cũng là loài tấn công con mồi nhanh nhất thế giới. Một vết cắn của rắn độc Úc sẽ gây bại liệt và có thể tử vong trong vòng 6 giờ do suy hô hấp. Các triệu chứng thường đạt mức cao nhất trong vòng 24-48 giờ. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn là rất cao, tới 50%.
5. Rắn hổ lục: Rắn hổ lục có thể tìm thấy trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân và rắn lục chuỗi chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Rắn hổ lục thường khá “nóng tính”, thường hoạt động về đêm và sau những cơn mưa. Khi bị cắn, nọc độc sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
6. Hổ mang Philippines.: Hầu hết các loài hổ mang sẽ không thể lọt vào danh sách này, tuy nhiên hổ mang Philippines là một ngoại lệ. Nọc của chúng độc nhất trong các loài rắn hổ mang và có thể bắn xa tới 3m. Đây là một chất độc tác động chủ yếu tới thần kinh, gián đoạn việc truyền tín hiệu và ảnh hưởng tới các cơ.
7. Rắn hổ: Rắn hổ có thể dễ dàng tìm thấy ở Úc. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy khi đối mặt, tuy nhiên chúng sẽ “điên lên” nếu bị dồn vào góc. Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.
8. Rắn độc đen châu Phi: Cơ thể màu xám nâu nhưng bên trong khoang miệng lại màu đen. Loài rắn này xuất hiện nhiều nơi trên lục địa đen, rất hung dữ và có tốc độ cắn rất nhanh, có thể đạt 20km/h. Chúng cũng có thể cắn liên tiếp 12 lần. Một vết cắncó thể giết chết 10-25 người lớn và thường tác động mạnh tới hệ thần kinh. Các triệu chứng khi bị cắn rất khinh khủng, ban đầu là ngứa ran trong miệng cùng tứ chi, sau đó là lú lẫn, chảy nước bọt, co giật, hôn mê. Tỷ lệ tử vong khi bị cắn gần như chắc chắn.
9. Rắn Taipan: Thường được tìm thấy tại Úc, rắn Taipan có nọc rất độc, đủ sức giết tới 12.000 con lợn. Độc của loài này ngăn chặn sự lưu thông máu ở động mạch và tĩnh mạch, đồng thời tác động tới thần kinh. Khi con người bị cắn, cái chết thường đến chỉ sau vài giờ. Nếu rắn Taipan bị cắn bởi đồng loại, chúng cũng sẽ chết.
10. Rắn cạp nong xanh: Rắn cạp nong xanh có thể được tìm thấy tại khắp Đông Nam Á. Không chỉ đối với con mồi, chúng còn sẵn sàng cắn chết và làm thịt đồng loại. Rắn cạp nong xanh thường hoạt động về đêm. Nọc của chúng độc gấp 15 lần rắn hổ mang, gây tê liệt cơ bắp, hệ thần kinh. Rất may là loài này khá nhút nhát và có xu hướng lần trốn hơn là tấn công. Vì vậy, các trường hợp bị rắn cắn là khá ít.
11. Rắn Eastern Brown: Đừng để vẻ ngoài vô hại của loài rắn Eastern Brown đánh lừa. 1/500 gam nọc độc của chúng cũng có thể giết 1 người trường thành. Đây là loài rắn phổ biến ở Australia, xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. May mắn là chúng khá nhút nhát và thường rút lui khi nhận thấy nguy hiểm. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc: nâu bóng, vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống, chẳng hạn ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm.