Ốc cối địa lý là loài động vật thân mềm, sống ở biển, có kích thước lớn hơn so với các giống ốc khác cùng họ. (Nguồn Voocbien)Ốc cối địa lý có vỏ mỏng, dễ vỡ, hình trứng kéo dài, có ngấn. Phần chân thịt ốc cối địa lý có màu vàng cam. (Nguồn Voocbien)Ban ngày, ốc cối địa lý sống ẩn mình dưới cát, trong các rặng san hô. Ban đêm, chúng mới chui ra để kiếm ăn. (Nguồn Voocbien)Thức ăn chủ yếu của ốc cối địa lý là cá đấy nhỏ. (Nguồn Voocbien)Ốc cối địa lý là loài ốc có độc. Nọc độc của chúng được sử dụng trong việc bắt mồi. (Nguồn Googleapis)Trong số các loài ốc cối thì ốc cối địa lý là loài có độc tính cao nhất. Điều đáng nói là hiện nay chưa có biện pháp giải độc đặc hiệu cho những trường hợp ngộ độc từ ốc độc. (Nguồn Pinimg)Ốc cối địa lý đã được Viện Hải dương học Nha Trang xếp vào danh mục “Các loài hải sản độc hại gây chết người”. (Nguồn Pinimg)Chất độc của ốc cối địa lý và các loài ốc cối nói chung thuộc dạng Conotoxins - loại chất độc làm tê liệt cơ thể và thậm chí là ức chế hô hấp, dẫn đến tử vong. (Nguồn Schnecken-und-muscheln)Ở Việt Nam, ốc cối địa lý thường có ở ven biển phía Nam, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và các hải đảo. Trên thế giới, nó phân bố ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. (Nguồn Pinimg)
Ốc cối địa lý là loài động vật thân mềm, sống ở biển, có kích thước lớn hơn so với các giống ốc khác cùng họ. (Nguồn Voocbien)
Ốc cối địa lý có vỏ mỏng, dễ vỡ, hình trứng kéo dài, có ngấn. Phần chân thịt ốc cối địa lý có màu vàng cam. (Nguồn Voocbien)
Ban ngày, ốc cối địa lý sống ẩn mình dưới cát, trong các rặng san hô. Ban đêm, chúng mới chui ra để kiếm ăn. (Nguồn Voocbien)
Thức ăn chủ yếu của ốc cối địa lý là cá đấy nhỏ. (Nguồn Voocbien)
Ốc cối địa lý là loài ốc có độc. Nọc độc của chúng được sử dụng trong việc bắt mồi. (Nguồn Googleapis)
Trong số các loài ốc cối thì ốc cối địa lý là loài có độc tính cao nhất. Điều đáng nói là hiện nay chưa có biện pháp giải độc đặc hiệu cho những trường hợp ngộ độc từ ốc độc. (Nguồn Pinimg)
Ốc cối địa lý đã được Viện Hải dương học Nha Trang xếp vào danh mục “Các loài hải sản độc hại gây chết người”. (Nguồn Pinimg)
Chất độc của ốc cối địa lý và các loài ốc cối nói chung thuộc dạng Conotoxins - loại chất độc làm tê liệt cơ thể và thậm chí là ức chế hô hấp, dẫn đến tử vong. (Nguồn Schnecken-und-muscheln)
Ở Việt Nam, ốc cối địa lý thường có ở ven biển phía Nam, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và các hải đảo. Trên thế giới, nó phân bố ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. (Nguồn Pinimg)