Bọ cánh kiến đỏ (Kerria lacca) là một loài rệp sáp thuộc họ Kerriidae, sống kí sinh trên một số loài cây gỗ trong rừng rậm ở Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chúng là nguồn gốc của một loại sản vật mà người xưa quý như vàng, đó là cánh kiến đỏ.Cánh kiến đỏ là một chất có dạng nhựa màu đỏ, do bọ cánh kiến đỏ tiết ra trên thân cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình. Vật liệu này được thu hoạch để điều chế sơn cánh kiến, được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Ứng dụng phổ biến và quan trọng nhất của sơn cánh kiến là dùng để quét lên bề mặt đồ gỗ tạo bề mặt bóng bẩy, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn. Ngoài ra sơn cánh kiến còn được dùng để nhuộm hoặc dùng làm thuốc.Trong quá khứ, sơn cánh kiến được coi là một sản vật quý của châu Á. Sản lượng khai thác thấp khiến sơn cánh kiến có giá trị rất cao. Nó được sử dụng như cống phẩm thượng hạng giữa quốc gia trong khu vực và được các nhà buôn phương Tây săn lùng.Việt Nam từng là một quốc gia mạnh về sản xuất sơn cánh kiến. Những năm 1970-1980, người dân huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã tận dụng các cánh rừng cọ phèn để xuất cánh kiến đỏ với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm, xuất khẩu ra nhiều nước Đông Âu.Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ sơn đã chấm dứt thời vàng son của sơn cánh kiến. Hiện nay các loại sơn và chất tạo màu tổng hợp đã trở nên phổ biến nên cánh kiến không còn được sử dụng rộng rãi. Ngành sản xuất sơn cánh kiến cũng đã trở nên mai một.Do sự suy thoái môi trường, bọ cánh kiến đỏ đã thu hẹp diện tích phân bố, suy giảm mạnh về số lượng. Loài côn trùng này đã được xếp vào nhóm động vật Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2020.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Bọ cánh kiến đỏ (Kerria lacca) là một loài rệp sáp thuộc họ Kerriidae, sống kí sinh trên một số loài cây gỗ trong rừng rậm ở Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chúng là nguồn gốc của một loại sản vật mà người xưa quý như vàng, đó là cánh kiến đỏ.
Cánh kiến đỏ là một chất có dạng nhựa màu đỏ, do bọ cánh kiến đỏ tiết ra trên thân cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình. Vật liệu này được thu hoạch để điều chế sơn cánh kiến, được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ứng dụng phổ biến và quan trọng nhất của sơn cánh kiến là dùng để quét lên bề mặt đồ gỗ tạo bề mặt bóng bẩy, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn. Ngoài ra sơn cánh kiến còn được dùng để nhuộm hoặc dùng làm thuốc.
Trong quá khứ, sơn cánh kiến được coi là một sản vật quý của châu Á. Sản lượng khai thác thấp khiến sơn cánh kiến có giá trị rất cao. Nó được sử dụng như cống phẩm thượng hạng giữa quốc gia trong khu vực và được các nhà buôn phương Tây săn lùng.
Việt Nam từng là một quốc gia mạnh về sản xuất sơn cánh kiến. Những năm 1970-1980, người dân huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã tận dụng các cánh rừng cọ phèn để xuất cánh kiến đỏ với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm, xuất khẩu ra nhiều nước Đông Âu.
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ sơn đã chấm dứt thời vàng son của sơn cánh kiến. Hiện nay các loại sơn và chất tạo màu tổng hợp đã trở nên phổ biến nên cánh kiến không còn được sử dụng rộng rãi. Ngành sản xuất sơn cánh kiến cũng đã trở nên mai một.
Do sự suy thoái môi trường, bọ cánh kiến đỏ đã thu hẹp diện tích phân bố, suy giảm mạnh về số lượng. Loài côn trùng này đã được xếp vào nhóm động vật Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2020.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.