Giun dẹp Platydemus Manokwari là kẻ phá hoại, đe dọa quét sạch toàn bộ dân số loài ốc của nước Anh. Nó là động vật ăn thịt, xuất hiện thành “băng đảng” tấn công các con ốc. Loài giun có thân hình nhầy nhụa này đang xâm lấn nước Anh, các chuyên gia lo ngại rằng ốc sên vườn có thể bị xóa sổ, đe dọa hệ sinh thái nước này.Loài giun dẹp này tương đối lớn, có chiều dài từ 40-65 mm và rộng khoảng 4-7 mm. Cơ thể loài này có dạng dẹp, dày dưới 2 mm. Tại quần đảo Thái Bình Dương, một số loài ốc bản địa đã tuyệt chủng vì sự phàm ăn của loài giun này. Các chuyên gia cũng lo ngại rằng loài giun này sẽ xâm nhập vào Anh với tốc độ “chóng mặt”, ẩn trong hàng ngàn chậu cây trồng nhập khẩu mỗi tháng. Việc nhập khẩu các loài thực vật là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan của các loài phi bản địa có hại, bao gồm ong bắp cày châu Á, sâu bướm sồi… và giờ là loài giun dẹp.Cận cảnh hình dạng gớm ghiếc của giun dẹp Platydemus Manokwari. Hiện vẫn chưa có phương pháp kiểm soát loài giun dẹp này, khiến cho công tác loại bỏ loài giun này vẫn “án binh bất động”.
Giun dẹp Platydemus Manokwari là kẻ phá hoại, đe dọa quét sạch toàn bộ dân số loài ốc của nước Anh. Nó là động vật ăn thịt, xuất hiện thành “băng đảng” tấn công các con ốc.
Loài giun có thân hình nhầy nhụa này đang xâm lấn nước Anh, các chuyên gia lo ngại rằng ốc sên vườn có thể bị xóa sổ, đe dọa hệ sinh thái nước này.
Loài giun dẹp này tương đối lớn, có chiều dài từ 40-65 mm và rộng khoảng 4-7 mm.
Cơ thể loài này có dạng dẹp, dày dưới 2 mm. Tại quần đảo Thái Bình Dương, một số loài ốc bản địa đã tuyệt chủng vì sự phàm ăn của loài giun này.
Các chuyên gia cũng lo ngại rằng loài giun này sẽ xâm nhập vào Anh với tốc độ “chóng mặt”, ẩn trong hàng ngàn chậu cây trồng nhập khẩu mỗi tháng.
Việc nhập khẩu các loài thực vật là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan của các loài phi bản địa có hại, bao gồm ong bắp cày châu Á, sâu bướm sồi… và giờ là loài giun dẹp.
Cận cảnh hình dạng gớm ghiếc của giun dẹp Platydemus Manokwari.
Hiện vẫn chưa có phương pháp kiểm soát loài giun dẹp này, khiến cho công tác loại bỏ loài giun này vẫn “án binh bất động”.