Lý do gọi đây là nghi lễ kỳ lạ và rùng rợn nhất thế giới bởi trong những ngày này, khung cảnh ở các ngôi làng trên đảo Sulawesi không khác gì những cảnh quay trong bộ phim “Xác sống nổi dậy” khiến nhiều người phải nổi da gà.
Nhiếp ảnh gia Agung Parameswara là người may mắn được chứng kiến toàn bộ lễ hội và chụp những bức ảnh về nghi lễ Manene, nghi lễ tắm rửa và thay quần áo cho xác chết của bộ tộc Toraja, Indonesia.
|
Những xác chết được con cháu tắm rửa và mặc quần áo mới trước khi rước về nhà.
|
Theo những người dân ở đây, nghi lễ này bắt đầu ở ngôi làng Baruppu hơn một thế kỷ trước đây. Một người đàn ông trong bộ tộc có tên là Pong Rumasek đã đi săn trên núi thì bất ngờ gặp một xác chết bị bỏ lại đang phân hủy dưới một gốc cây. Ông Pong đã dừng lại và lấy quần áo của mình mặc cho xác chết rồi chôn cất. Sau đó, vận may đã đến với ông Pong khiến ông thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Từ câu chuyện của ông Pong, những người trong bộ tộc Toraja tin rằng các linh hồn sẽ phù hộ cho họ giàu sang phú quý nếu chăm sóc các xác chết của những người đã khuất.
Nghi lễ Manene ra đời từ đó, nó được tiến hành trong 3 ngày, những người thân sẽ khai quật các ngôi mộ, tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới cho người quá cố. Quan tài sẽ được thay thế nếu đã mục rỗng, trong khi con cháu đưa xác chết diễu hành quanh làng theo một con đường thẳng nhất định.
Đối với cộng đồng dân cư Toraja, trước nghi lễ Manene thì tang lễ được coi là sự kiện quan trọng và tốn kém nhất trong cuộc đời mỗi con người, nó quan trọng đến nỗi mà nhiều người còn tiết kiệm tiền lúc còn sống để sau này chết có tiền để lo liệu đám tang.
Có một số đám tang được tổ chức vài năm sau khi người chết qua đời vì lúc đó họ mới có đủ tiền để thực hiện. Nhiều người sau khi lo liệu đám tang cho người quá cố rơi vào cảnh nợ chồng chất, nhưng họ tin rằng điều đó sẽ làm tăng cường mối liên kết giữa người đã chết với người sống.
Đám tang thường kéo dài nhiều ngày, nó bắt đầu bằng việc giết mổ trâu và lợn để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ bên kia thế giới cho người thân. Sau đó những quan tài đựng người chết sẽ được đặt trong các hốc đá cho đến khi hoàn thành xong tang lễ.
|
Trong những ngày diễn ra nghi lễ Manene, khung cảnh ở các ngôi làng trên đảo Sulawesi không khác gì những cảnh quay trong bộ phim “Xác sống nổi dậy” khiến nhiều người phải nổi da gà. |
Người thân sẽ đặt một hình nộm bên ngoài ngôi mộ đá để trông coi hài cốt nhưng nhiều gia đình đã bị đánh cắp nên quyết định giữ những hình nộm này ngay trong nhà của mình.
Khi đến nghi lễ Manene, người thân sẽ đưa các quan tài của người quá cố ra làm lễ tắm rửa, thay quần áo và rước về nhà như một sự bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Nghi lễ Manene kết thúc sau 3 ngày cũng là lúc người chết sẽ chính thức trở về với cát bụi và yên nghỉ trong những cỗ quan tài im lìm trong hốc đá.
Theo niềm tin của những người Toroja, nếu người thân của họ chết ở một nơi xa họ buộc phải đến đó để đưa linh hồn trở về làng. Hơn nữa, nếu trước khi chết người quá cố có dặn dò chỗ chôn cất thì bắt buộc phải làm theo bởi nếu làm sai coi như những linh hồn của người cũ sẽ tan biến.
Đối với trẻ em, khi một đứa bé qua đời, thi thể của chúng sẽ được bọc trong một lớp vải và đặt vào hốc thân cây lớn đã được đục trước đó. Người dân địa phương tin rằng linh hồn của đứa trẻ sẽ thành một phần của cây khi những vết thương trên cây lành lại.
Những hình ảnh trong nghi lễ Manene của người Toroja, Indonesia:
|
Người thân sẽ mặc cho người quá cố những bộ trang phục mới. |
|
Và đưa họ trở về nhà theo đường thẳng. |
|
Xác chết của một em bé được thực hiện nghi lễ Manene. |
|
Đối với người Toroja, nghi lễ này nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất.
|
|
Lý do khiến các xác chết ở đây không bị phân hủy do đã được xử lý một cách đặc biệt bằng các loại thảo dược. |
|
Những hốc đá để quan tài của người đã khuất. |
|
Nghi lễ Manene được tiến hành 3 năm một lần và trong 3 ngày. |
|
Những xác chết được chôn cất trong hốc đá trong khi xác trẻ em thì được để trong các hốc cây lớn. |