Khu vực hẻo lánh ở Tana Toraja - khu vực miền núi của miền nam Sulawesi, cách 186 dặm về phía bắc của thủ đô Makassar, Indonesia là nơi duy trì nghi lễ an táng trẻ em trong "mộ cây" có từ xa xưa. Theo đó, trẻ em được chôn cất trong các thân cây tại một khu rừng.Dân làng sẽ đục thành hố rỗng trong thân cây rồi gói thi thể những trẻ em đã qua đời đặt vào trong đó tạo thành "mộ cây".Người dân địa phương thực hiện nghi lễ chôn cất độc đáo này vì tin rằng, nếu thi thể được chôn cất trong thân cây qua nhiều năm lại càng được thần cây và mẹ thiên nhiên bảo vệ.Sau khi chôn cất, những người dân sẽ dùng sợi cọ để đan thành cửa đóng bên ngoài "mộ cây".Thông thường hàng chục thi hài trẻ em được an táng trong mỗi thân cây. Đặc biệt, chỉ có trẻ em qua đời khi chưa mọc răng mới được chôn cất theo nghi lễ an táng này.Bên cạnh nghi lễ này, người dân Torajan còn thực hiện nghi lễ chôn cất truyền thống khác như đặt thi thể người quá cố trong hang động trong rừng sâu hoặc đặt trong quan tài được treo trên một vách đá.Cứ 3 năm/lần, các thành viên trong gia đình người quá cố sẽ làm những nghi lễ thể hiện tình yêu đối với những người đã khuất. Người dân địa phương tin rằng, những người thân trong gia đình của người đã mất vẫn luôn ở bên linh hồn người quá cố ngay cả khi họ đã mất hàng trăm năm trước.
Khu vực hẻo lánh ở Tana Toraja - khu vực miền núi của miền nam Sulawesi, cách 186 dặm về phía bắc của thủ đô Makassar, Indonesia là nơi duy trì nghi lễ an táng trẻ em trong "mộ cây" có từ xa xưa. Theo đó, trẻ em được chôn cất trong các thân cây tại một khu rừng.
Dân làng sẽ đục thành hố rỗng trong thân cây rồi gói thi thể những trẻ em đã qua đời đặt vào trong đó tạo thành "mộ cây".
Người dân địa phương thực hiện nghi lễ chôn cất độc đáo này vì tin rằng, nếu thi thể được chôn cất trong thân cây qua nhiều năm lại càng được thần cây và mẹ thiên nhiên bảo vệ.
Sau khi chôn cất, những người dân sẽ dùng sợi cọ để đan thành cửa đóng bên ngoài "mộ cây".
Thông thường hàng chục thi hài trẻ em được an táng trong mỗi thân cây. Đặc biệt, chỉ có trẻ em qua đời khi chưa mọc răng mới được chôn cất theo nghi lễ an táng này.
Bên cạnh nghi lễ này, người dân Torajan còn thực hiện nghi lễ chôn cất truyền thống khác như đặt thi thể người quá cố trong hang động trong rừng sâu hoặc đặt trong quan tài được treo trên một vách đá.
Cứ 3 năm/lần, các thành viên trong gia đình người quá cố sẽ làm những nghi lễ thể hiện tình yêu đối với những người đã khuất. Người dân địa phương tin rằng, những người thân trong gia đình của người đã mất vẫn luôn ở bên linh hồn người quá cố ngay cả khi họ đã mất hàng trăm năm trước.