Sáng 6/4, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã thông tin về trường hợp bé gái 15 tháng tuổi, quê ở Tiền Giang bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn và qua đời do bệnh tình quá nặng.Sự việc bắt đầu vào chiều ngày 29/3, khi đang chơi ngoài sân, bé T. bị một con rắn cắn khiến cẳng tay chảy máu. Người nhà đắp lá thuốc lên vết cắn nhưng sau 2 giờ máu vẫn chảy không ngừng.Sau khi nhập viện, dù đã được truyền huyết tương tươi đông lạnh và 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục tre nhưng bệnh tình của cháu bé vẫn không thuyên giảm.Khi bác sĩ mở băng dính, máu từ vết cắn tuôn xối xả. Qua khai khác bệnh sử, các bác sĩ khoa Cấp cứu đã cho gia đình nhận dạng và xác định được "hung thủ" là rắn hoa cỏ cổ đỏ.Dù đã tìm mọi cách như liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng như những nước trong khu vực, nhưng loài rắn này chưa có huyết thanh kháng nọc độc nên đến ngày 1/4, bé tử vong trong tình trạng suy hô hấp, nghi ngờ xuất huyết não.Loài rắn hoa cỏ cổ đỏ có chiều dài khoảng 130cm, đầu màu ôliu và thân hình khá đẹp, cổ màu đỏ nhạt, hầu hết đều có một đường đen chạy từ mắt đến phía trên mép. Thân màu xanh ôliu, bụng màu xám. Đặc biệt rắn con có màu sáng hơn.Tính khí của rắn hoa cỏ cổ đỏ khá thất thường, có lúc chúng khá hiền lành, sẵn sàng để con người cầm trên tay, nhưng cũng có khi nổi điên và tấn công đối tượng xâm phạm.Trái ngược với hình dáng nhỏ nhắn và màu sắc quyến rũ của mình, rắn hoa cỏ cổ đỏ là loài nguy hiểm với nọc độc mạnh.Trước kia, loài rắn cổ đỏ được cho rằng không có độc và rất nhiều người đã bắt loại rắn này về nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học phát hiện loài rắn này không hề “hiền lành” như chúng ta vẫn tưởng, vì nó sở hữu một lượng độc đủ mạnh để giết người.Loài rắn cổ đỏ này không tự sản xuất ra nọc độc mà hoàn toàn được tích lũy lại qua quá trình chúng ăn phải các loài động vật có độc (chủ yếu là các loài bò sát nhỏ ví dụ như cóc độc).Chúng sở hữu các tuyến gọi là Nuchal – tuyến này có khả năng lọc và giữ lại các chất độc mà rắn cổ đỏ nuốt phải khi ăn phải các con cóc hoặc ếch độc. Rắn hoa cỏ cổ đỏ dùng chính nọc độc này để phòng vệ khi nó bị tấn công hoặc đe dọa.Trên thế giới hiện nay chưa tìm ra được huyết thanh có tác dụng kháng lại nọc độc do loài rắn cỏ cổ đỏ cắn phải. Vì vậy, người dân, đặc biệt là các bạn trẻ không nên bắt loài rắn này về làm cảnh. Các phụ huynh cũng giáo dục, tuyên truyền con trẻ tránh xa khi nhìn thấy loại rắn này. Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Sáng 6/4, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã thông tin về trường hợp bé gái 15 tháng tuổi, quê ở Tiền Giang bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn và qua đời do bệnh tình quá nặng.
Sự việc bắt đầu vào chiều ngày 29/3, khi đang chơi ngoài sân, bé T. bị một con rắn cắn khiến cẳng tay chảy máu. Người nhà đắp lá thuốc lên vết cắn nhưng sau 2 giờ máu vẫn chảy không ngừng.
Sau khi nhập viện, dù đã được truyền huyết tương tươi đông lạnh và 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục tre nhưng bệnh tình của cháu bé vẫn không thuyên giảm.
Khi bác sĩ mở băng dính, máu từ vết cắn tuôn xối xả. Qua khai khác bệnh sử, các bác sĩ khoa Cấp cứu đã cho gia đình nhận dạng và xác định được "hung thủ" là rắn hoa cỏ cổ đỏ.
Dù đã tìm mọi cách như liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng như những nước trong khu vực, nhưng loài rắn này chưa có huyết thanh kháng nọc độc nên đến ngày 1/4, bé tử vong trong tình trạng suy hô hấp, nghi ngờ xuất huyết não.
Loài rắn hoa cỏ cổ đỏ có chiều dài khoảng 130cm, đầu màu ôliu và thân hình khá đẹp, cổ màu đỏ nhạt, hầu hết đều có một đường đen chạy từ mắt đến phía trên mép. Thân màu xanh ôliu, bụng màu xám. Đặc biệt rắn con có màu sáng hơn.
Tính khí của rắn hoa cỏ cổ đỏ khá thất thường, có lúc chúng khá hiền lành, sẵn sàng để con người cầm trên tay, nhưng cũng có khi nổi điên và tấn công đối tượng xâm phạm.
Trái ngược với hình dáng nhỏ nhắn và màu sắc quyến rũ của mình, rắn hoa cỏ cổ đỏ là loài nguy hiểm với nọc độc mạnh.
Trước kia, loài rắn cổ đỏ được cho rằng không có độc và rất nhiều người đã bắt loại rắn này về nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học phát hiện loài rắn này không hề “hiền lành” như chúng ta vẫn tưởng, vì nó sở hữu một lượng độc đủ mạnh để giết người.
Loài rắn cổ đỏ này không tự sản xuất ra nọc độc mà hoàn toàn được tích lũy lại qua quá trình chúng ăn phải các loài động vật có độc (chủ yếu là các loài bò sát nhỏ ví dụ như cóc độc).
Chúng sở hữu các tuyến gọi là Nuchal – tuyến này có khả năng lọc và giữ lại các chất độc mà rắn cổ đỏ nuốt phải khi ăn phải các con cóc hoặc ếch độc. Rắn hoa cỏ cổ đỏ dùng chính nọc độc này để phòng vệ khi nó bị tấn công hoặc đe dọa.
Trên thế giới hiện nay chưa tìm ra được huyết thanh có tác dụng kháng lại nọc độc do loài rắn cỏ cổ đỏ cắn phải. Vì vậy, người dân, đặc biệt là các bạn trẻ không nên bắt loài rắn này về làm cảnh. Các phụ huynh cũng giáo dục, tuyên truyền con trẻ tránh xa khi nhìn thấy loại rắn này.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News