Núi lửa phun trào gây ra hoàng hôn đỏ khắp thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Vụ nổ Krakatoa 1883 đã tạo ra cảnh hoàng hôn đỏ rực khắp thế giới trong nhiều tháng.

Cụ thể, ngày 27/8/1883, núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã bùng nổ với áp lực tương đương 100-200 triệu tấn chất nổ TNT, gây ra sóng thần khổng lồ và đưa hàng triệu tấn tro bụi vào khí quyển trái đất. Áp lực này lớn gấp 10.000 lần so với áp lực của quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống ở Hiroshima năm 1945.
Lớp khói bụi dày đặc đã làm ánh sáng có bước sóng ngắn bị tán xạ, chỉ còn ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất là tới được bề mặt trái đất, làm cho bầu trời luôn đỏ ở mọi thời điểm trong ngày. Hiện tượng này tương tự như bầu trời càng về chiều càng đỏ đã được lý giải trên Kiến Thức gần đây.
Nui lua phun trao gay ra hoang hon do khap the gioi
Ảnh: Một trong những phác thảo về hoàng hôn đỏ sau vụ nổ trên của nghệ sĩ Anh William Ashcroft (Ảnh: Getty Images)
Ngoài sự phun trào núi lửa, hiện tượng bầu trời đỏ còn xuất hiện vì một nguyên nhân khác là khói do cháy rừng.
Nui lua phun trao gay ra hoang hon do khap the gioi-Hinh-2
Cảnh hoàng hôn ban ngày do khói cháy rừng gây ra tại đường trên cao Sanibel Causeway ở Mỹ năm 2007 (Ảnh: News-press)
Đoàn Hiểu Linh (theo Sott)

>> xem thêm

Bình luận(0)