Nổi tiếng với vẻ đẹp rực rỡ, bắt mắt của mình, loài voọc chà vá chân nâu đã được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là nữ hoàng linh trưởng, là loài linh trưởng đứng đầu về nhan sắc trong vương quốc động vật. (Ảnh: Elelur)Theo tìm hiểu chi tiết, voọc chà vá chân nâu là loài linh trưởng quý hiếm, thuộc danh mục nhóm IIB mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện. (Ảnh: Flickr)Báo cáo mới nhất cho thấy, số lượng loài voọc được mệnh danh là nữ hoàng linh trưởng sinh sống trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng được Green Việt khảo sát và công bố lên tới 1300 cá thể, nhiều gấp 4-5 lần so với khảo sát trước đây. (Ảnh: Danangshopping)Với kết quả này, Sơn Trà đang là nơi sinh sống của quần thể voọc chà vá chân nâu lớn nhất thế giới, xứng đáng với cái tên vương quốc của nữ hoàng linh trưởng. (Ảnh: Flickr)Voọc chà vá chân nâu, tên khoa học là Pygathrix nemaeus, thuộc họ Khỉ Cựu Thế giới, là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Chúng còn được biết đến với tên "Voọc ngũ sắc" cũng bởi vẻ ngoài độc đáo này. (Ảnh: Tôi yêu Sơn Trà)Chúng là quần thể linh trưởng đặc hữu của Đông Dương, là loài sinh vật chỉ thị môi trường và nguồn gen quý hiếm. (Ảnh: Tôi yêu Sơn Trà)Loài này có thân hình thon nhỏ, lông nhiều màu, trán màu đen, lông mặt dầy tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng xám đến xám. Cổ và ngực chúng có màu hung đỏ rồi nhạt dần. (Ảnh: Tôi yêu Sơn Trà)Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng nguyên sinh trên núi cao, kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, nương rẫy. (Ảnh: Flickr)Loài khỉ này giao tiếp thông qua biểu cảm khuôn mặt, có khả năng giữ cân bằng tuyệt vời, di chuyển nhanh nhẹn trên những tán rừng cao để kiếm ăn và chạy trốn kẻ thù một cách dễ dàng. Khi kiếm được thức ăn, chúng ăn một cách hòa bình bên cạnh nhau, chia sẻ thức ăn mà không tranh giành, đây là một hành động hào hiệp mà hiếm loài Khỉ cựu thế giới nào có. (Ảnh: Thanhniennews)Ở Việt Nam, voọc chà vá chân nâu được tìm thấy ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai... nhưng nhiều nhất là ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. (Ảnh: Tourismdanang)
Nổi tiếng với vẻ đẹp rực rỡ, bắt mắt của mình, loài voọc chà vá chân nâu đã được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là nữ hoàng linh trưởng, là loài linh trưởng đứng đầu về nhan sắc trong vương quốc động vật. (Ảnh: Elelur)
Theo tìm hiểu chi tiết, voọc chà vá chân nâu là loài linh trưởng quý hiếm, thuộc danh mục nhóm IIB mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện. (Ảnh: Flickr)
Báo cáo mới nhất cho thấy, số lượng loài voọc được mệnh danh là nữ hoàng linh trưởng sinh sống trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng được Green Việt khảo sát và công bố lên tới 1300 cá thể, nhiều gấp 4-5 lần so với khảo sát trước đây. (Ảnh: Danangshopping)
Với kết quả này, Sơn Trà đang là nơi sinh sống của quần thể voọc chà vá chân nâu lớn nhất thế giới, xứng đáng với cái tên vương quốc của nữ hoàng linh trưởng. (Ảnh: Flickr)
Voọc chà vá chân nâu, tên khoa học là Pygathrix nemaeus, thuộc họ Khỉ Cựu Thế giới, là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Chúng còn được biết đến với tên "Voọc ngũ sắc" cũng bởi vẻ ngoài độc đáo này. (Ảnh: Tôi yêu Sơn Trà)
Chúng là quần thể linh trưởng đặc hữu của Đông Dương, là loài sinh vật chỉ thị môi trường và nguồn gen quý hiếm. (Ảnh: Tôi yêu Sơn Trà)
Loài này có thân hình thon nhỏ, lông nhiều màu, trán màu đen, lông mặt dầy tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng xám đến xám. Cổ và ngực chúng có màu hung đỏ rồi nhạt dần. (Ảnh: Tôi yêu Sơn Trà)
Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng nguyên sinh trên núi cao, kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, nương rẫy. (Ảnh: Flickr)
Loài khỉ này giao tiếp thông qua biểu cảm khuôn mặt, có khả năng giữ cân bằng tuyệt vời, di chuyển nhanh nhẹn trên những tán rừng cao để kiếm ăn và chạy trốn kẻ thù một cách dễ dàng. Khi kiếm được thức ăn, chúng ăn một cách hòa bình bên cạnh nhau, chia sẻ thức ăn mà không tranh giành, đây là một hành động hào hiệp mà hiếm loài Khỉ cựu thế giới nào có. (Ảnh: Thanhniennews)
Ở Việt Nam, voọc chà vá chân nâu được tìm thấy ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai... nhưng nhiều nhất là ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. (Ảnh: Tourismdanang)