Tiến sỹ Ben Rawson, Giám đốc FFI-Chương trình Việt Nam và là Đồng trưởng nhóm IUCN SSC khu vực Nam và Đông Nam Á nhận định “Việt Nam đang có nguy cơ là quốc gia đầu tiên có linh trưởng bị tuyệt chủng.” Cho tới nay chưa có ghi nhận về linh trưởng bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Trong hình là Voọc Cát Bà - một trong 11 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. Là loài linh trưởng (khỉ ăn lá) quý hiếm, Voọc Cát Bà là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố duy nhất ở quần đảo Cát Bà, Hải Phòng. Loài này liên tục nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Hiện chỉ còn dưới 70 cá thểTiến sỹ Lê Khắc Quyết, một trong những nhà linh trưởng học hàng đầu của Việt Nam cho biết “Cần hành động nhiều hơn nữa để bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp và sinh cảnh của chúng ở Việt Nam, bằng cách tăng cường bảo vệ các quần thể, phục hồi rừng, thực thi pháp luật và thực hiện các nghiên cứu sinh học bảo tồn cũng như thu hút sự tham gia của người dân vào bảo tồn động vật hoang dã”. Ảnh: Voọc mông trắng: Phân bố ở rừng già, rừng nguyên sinh trên núi đá tại 18 điểm tách biệt nhau thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa, voọc mông trắng hiện chỉ còn khoảng 200 cá thể, bị đe dọa nghiêm trọng do môi trường sống đang dần bị thu hẹp.Có 11 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. Voọc mũi hếch: Loài này hiện chỉ còn dưới 200 cá thể. Phân bố ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh.Chà vá chân xám: Là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, chà vá chân xám phân bố tại một số tỉnh Nam trung bộ như Quảng Nam, Kontum, Bình Định. Loài này hiện chỉ còn dưới 1500 cá thể do nạn chặt phá rừng những năm qua.Chà vá chân nâu: Cũng là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, chà vá chân nâu có số lượng ít, phân bố hẹp ở dải Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Theo dự đoán, 10 năm qua số lượng cá thể loài này đã giảm ít nhất 50%Tại Việt Nam, loài này phân bố ở Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Trên thế giới, loài này sinh sống ở Campuchia. Các chuyên gia nhận định, loài động vật này tại Việt Nam suy giảm ít nhất 50% từ năm 1980 đến nay do khai thác quá mức. Chất lượng nơi cư trú suy giảm do rừng bị khai phá nên số lượng cá thể còn lại rất ít.Vượn Cao Vít: Hiện Việt Nam chỉ còn dưới 130 cá thể loài này.Vượn đen tuyền Tây Bắc: Loài này chỉ còn dưới 60 cá thể ở Việt Nam, phân bố chủ yếu tại Tây Bắc Việt Nam, Bắc Kạn ( Na Rì), Quảng Ninh, Thanh Hóa. Trên thế giới phân bố ở Nam Trung Quốc, Bắc Lào.Vượn đen má trắng: Đây là loài linh trưởng sống theo đàn, mỗi đàn từ 3-7 con giống như một gia đình. Việt Nam hiện chỉ còn dưới 300 đàn. Phân bố tại Lai Châu (Mường Tè), Sơn La (Mường La, Sông Mã), Hóa Bình (Chi Nê), Thanh Hóa (Hồi Xuân), Nghệ An (Quỳ Châu).Vượn đen má trắng siki: Dù chưa rõ số lượng quần thể song đây là loài linh trưởng được khuyến cáo cực kỳ nguy cấp.Khỉ đuôi dài Côn Đảo: Thường sống thành đàn, từ 10-100 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa, bờ sông, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, dọc theo các con sông tới độ cao 2000m. Phân bố Thừa Thiên - Huế trở vào tới Kiên Giang với số lượng cá thể dưới 2000 con.
Tiến sỹ Ben Rawson, Giám đốc FFI-Chương trình Việt Nam và là Đồng trưởng nhóm IUCN SSC khu vực Nam và Đông Nam Á nhận định “Việt Nam đang có nguy cơ là quốc gia đầu tiên có linh trưởng bị tuyệt chủng.” Cho tới nay chưa có ghi nhận về linh trưởng bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Trong hình là Voọc Cát Bà - một trong 11 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. Là loài linh trưởng (khỉ ăn lá) quý hiếm, Voọc Cát Bà là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố duy nhất ở quần đảo Cát Bà, Hải Phòng. Loài này liên tục nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Hiện chỉ còn dưới 70 cá thể
Tiến sỹ Lê Khắc Quyết, một trong những nhà linh trưởng học hàng đầu của Việt Nam cho biết “Cần hành động nhiều hơn nữa để bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp và sinh cảnh của chúng ở Việt Nam, bằng cách tăng cường bảo vệ các quần thể, phục hồi rừng, thực thi pháp luật và thực hiện các nghiên cứu sinh học bảo tồn cũng như thu hút sự tham gia của người dân vào bảo tồn động vật hoang dã”. Ảnh: Voọc mông trắng: Phân bố ở rừng già, rừng nguyên sinh trên núi đá tại 18 điểm tách biệt nhau thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa, voọc mông trắng hiện chỉ còn khoảng 200 cá thể, bị đe dọa nghiêm trọng do môi trường sống đang dần bị thu hẹp.
Có 11 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. Voọc mũi hếch: Loài này hiện chỉ còn dưới 200 cá thể. Phân bố ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh.
Chà vá chân xám: Là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, chà vá chân xám phân bố tại một số tỉnh Nam trung bộ như Quảng Nam, Kontum, Bình Định. Loài này hiện chỉ còn dưới 1500 cá thể do nạn chặt phá rừng những năm qua.
Chà vá chân nâu: Cũng là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, chà vá chân nâu có số lượng ít, phân bố hẹp ở dải Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Theo dự đoán, 10 năm qua số lượng cá thể loài này đã giảm ít nhất 50%
Tại Việt Nam, loài này phân bố ở Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Trên thế giới, loài này sinh sống ở Campuchia. Các chuyên gia nhận định, loài động vật này tại Việt Nam suy giảm ít nhất 50% từ năm 1980 đến nay do khai thác quá mức. Chất lượng nơi cư trú suy giảm do rừng bị khai phá nên số lượng cá thể còn lại rất ít.
Vượn Cao Vít: Hiện Việt Nam chỉ còn dưới 130 cá thể loài này.
Vượn đen tuyền Tây Bắc: Loài này chỉ còn dưới 60 cá thể ở Việt Nam, phân bố chủ yếu tại Tây Bắc Việt Nam, Bắc Kạn ( Na Rì), Quảng Ninh, Thanh Hóa. Trên thế giới phân bố ở Nam Trung Quốc, Bắc Lào.
Vượn đen má trắng: Đây là loài linh trưởng sống theo đàn, mỗi đàn từ 3-7 con giống như một gia đình. Việt Nam hiện chỉ còn dưới 300 đàn. Phân bố tại Lai Châu (Mường Tè), Sơn La (Mường La, Sông Mã), Hóa Bình (Chi Nê), Thanh Hóa (Hồi Xuân), Nghệ An (Quỳ Châu).
Vượn đen má trắng siki: Dù chưa rõ số lượng quần thể song đây là loài linh trưởng được khuyến cáo cực kỳ nguy cấp.
Khỉ đuôi dài Côn Đảo: Thường sống thành đàn, từ 10-100 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa, bờ sông, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, dọc theo các con sông tới độ cao 2000m. Phân bố Thừa Thiên - Huế trở vào tới Kiên Giang với số lượng cá thể dưới 2000 con.