Những thiên đường của rắn khiến nhiều người khiếp sợ

Google News

Đa số loài rắn sống ở những vùng khí hậu ấm áp và các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Có những nơi thực sự là thiên đường của rắn.

Rắn là loài máu lạnh. Chúng dựa vào nhiệt của ánh nắng mặt trời để duy trì thân nhiệt. Đó là lý do vì sao đa số loài rắn sống ở những vùng khí hậu ấm áp và các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Có những nơi thực sự là thiên đường của rắn.
Đảo rắn
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.
Nhung thien duong cua ran khien nhieu nguoi khiep so
Hòn đảo xinh đẹp này là một trong những đảo chết người nhất thế giới. (Ảnh: atlaobscura).
Iiha da Queimada Grande là một hòn đảo rộng 45 ha, nằm lẻ loi ở Nam Đại Tây Dương và cách bờ biển Sao Paulo 35km. Với vẻ đẹp bình yên này, nơi đây đáng ra là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất ở Brazil nếu không chứa tới hơn 400.000 con rắn cực độc.
Trước đây, hòn đảo này mang tên “Đảo Cháy” do ngư dân đã có gắng chiếm bờ biển bằng cách đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu, nhưng với sự hiện diện của vô vàn loài rắn độc, nơi đây được biết đến nhiều hơn với tên “Đảo rắn”.
Nhung thien duong cua ran khien nhieu nguoi khiep so-Hinh-2
Rắn hổ lục đầu vàng chỉ sống duy nhất trên Đảo rắn Brazil. (Ảnh: exotictravel).
Hòn đảo này nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu vàng độc nhất thế giới. Tuy rắn hổ lục đầu vàng là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở những nơi khác trên thế giới nhưng trên đảo có nhiều loài rắn này tới mức cứ một mét vuông có tới 1 - 5 con hổ lục đầu vàng. Loại rắn này khi trưởng thành có thể dài hơn nửa mét và nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền, do chúng chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú.
Một vết cắn của hổ lục đầu vàng có thể giết chết một người trưởng thành bằng cách gây sưng đau, ói mửa, bầm tím, chảy máu nội tạng, suy thuận, xuất huyết não và dẫn tới hoại tử cơ bắp nghiêm trọng chỉ sau 2 giờ đồng hồ.
Sở dĩ, các nhà khoa học kết luật rắn hổ lục đầu vàng có khả năng phá hủy và làm tan cơ thể người và các loài động khác là vì trong nọc độc của chúng chứa chất độc Hemotoxin làm ăn mòn thịt và mô.
Loại nọc độc này không chỉ "tiễn" nạn nhân về cõi chết nhanh chóng mà còn giúp hổ lục đầu vàng dễ dàng nuốt con mồi hơn.
Nọc độc, sự cô lập và nhung nhúc rắn độc ở khắp nơi đã biến Ilha da Queimada Grande trở thành "nghĩa địa" đáng sợ bậc nhất thế giới!
Người dân Brazil thường kể cho những vị khách du lịch hai câu chuyện về những người chết vì rắn trên hòn đảo.
Nhân vật chính trong câu chuyện thứ nhất là một ngư dân. Trong một lần đi biển, ông đã ghé vào hòn đảo để hái quả và một con rắn cắn ông. Người ngư dân vội vã chạy về thuyền. Nhưng sau đó vài ngày, người dân đã phát hiện ông chết trên chiếc thuyền đang trôi lênh đênh và nằm trong một vũng máu.
Câu chuyện thứ hai nói về người canh ngọn hải đăng và gia đình ông. Trên đảo duy nhất có một ngọn hải đăng và hầu như không có người sống. Có một truyền thuyết rằng cư dân cuối cùng sống trên đảo là người canh gác ngọn hải đăng. Một đêm, hàng trăm con rắn trườn qua cửa sổ tấn công gia đình ông khiến họ phải tìm cách trốn thoát ra thuyền ngoài khơi. Tuy nhiên những con rắn dài hơn nửa mét đã treo mình qua những cành cây, cắn cả gia đình này khiến họ chết trong đau đớn.
Mời quý vị xem thêm video "Rắn đuôi chuông cực độc đột kích thuyền, du khách la hét dữ dội":
Vì sự hiện diện quá đông đúc của loài động vật nguy hiểm chết người này, Hải quân Brazil đã cấm không cho ai được tới đảo ngoại trừ các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải đăng.
Suốt từ năm 2010, chuyên trang du lịch nổi tiếng Listverse đã chọn hòn đảo này là địa điểm du lịch kinh khủng nhất thế giới, xếp trên cả khu vực bị ô nhiễm phóng xạ Chernobyl và các núi lửa bùn tại Azerbaijan.
Rắn ngự trị khắp Ấn Độ
Thật vậy, con rắn là đối tượng tôn thờ cực kỳ phổ biến ở miền Nam Ấn Độ, nơi mà chúng được tôn thờ như là nguồn gốc của sự giàu có, hạnh phúc và danh vọng. Người ta tin rằng khi chúng đang tức giận vì sự thiếu tôn trọng, chúng sẽ nguyền rủa con người, dẫn đến bệnh tật, cái chết và sự mất mát của cải. Do đó, hầu hết các gia đình đều có đền thờ rắn ngay trong góc vườn, thường đặt dưới một gốc cây, gọi là cây Neem. Họ thường thờ hòn đá có khắc một con rắn được khắc trên đó. Những hòn đá tương tự có thể được tìm thấy dưới một cây lớn ở khu vực chung của làng, hoặc trong các đền thờ.
Trong thực tế, rắn được coi như là một phần gắn liền với tài sản, ví như những hành động chuyển giao đất đặc biệt đề cập đến con rắn của gia đình như là một phần của tài sản được bán. Rắn cũng được tin là linh hồn của người chết. Vì vậy, chúng được coi là tổ tiên đáng kính và được sự quan tầm đặc biệt trong buổi lễ Shradha. Nếu một người chết vì rắn cắn, người đó sẽ bị coi là có một cái chết không tự nhiên và không được cứu rỗi. Vì vậy, lễ Shradha được cử hành cho người đó ở Hatakeshvara thì mới được độ trì và sau đó người ta mới tin rằng người chết đó đã trở thành một linh hồn được cứu rỗi.
Về thời gian, ngày thứ năm của bất kỳ tháng âm lịch nào cũng được coi là tốt lành để thờ cúng rắn. Theo Bhavishya Purana, Kadru nguyền rủa những cậu rắn con của bà sẽ bị hủy hoại bởi lửa vì không tuân lệnh. Tuy nhiên Brahma đã giảm nhẹ những lời nguyền và đưa họ đến sống ở âm ty. Điếu này xảy ra vào ngày thứ năm của tháng. Kể từ đó, cuộc sống của những cậu rắn con đã được tự do vào ngày thứ năm của tháng, ngày này được coi là tốt lành để thờ cúng rắn.
Ở Ấn Độ, lễ hội rắn được tổ chức tại các thời điểm khác nhau trong năm, tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương. Các đặc điểm chính của việc thờ cúng rắn là tắm các tượng thần rắn bằng sữa, hoặc thỉnh thoảng là bằng máu. Người ta còn cúng sữa cho các tượng thần, hoặc đổ sữa vào các hang rắn.
Nhung thien duong cua ran khien nhieu nguoi khiep so-Hinh-3
 
Chẳng hạn, lễ Nagapanchami, vào ngày thứ năm của lễ hội Craven, là một lễ hội rắn quan trọng. Vào ngày này, rắn được thờ để mang lại tri thức, sự giàu có và danh tiếng. Rắn được vẽ lên các tấm gỗ là hỗn hợp bột gỗ đàn hương đỏ. Những hình vẽ này được thờ cúng, dâng cúng sữa cho các thần rắn. Manasadevi cũng được thờ vào ngày này. Hương trầm, hoa, sữa và bơ sữa trâu lỏng được dâng cúng cho vị thần, và những người thờ cúng ăn lá cây Neem, như là một thứ bùa bảo vệ khỏi bị rắn cắn.
Đặc biệt, một số thần rắn được cho là có sức mạnh để tăng cường năng lượng tính dục. Người dân An tin rằng, các vị thần rắn có thể ban tặng đứa con trai cho những người phụ nữ thờ cúng tượng thần trong ngày thứ năm của Shravan.
Thờ phụng rắn vẫn tiếp tục được duy trì ở Ấn Độ và một số bộ phim đã rất thành công khi khai thác chủ đề hấp dẫn này với nỗi sợ hãi, sự ngưỡng vọng và mong muốn thực hiện những điều kỳ diệu. Đây là tín ngưỡng vô cùng thiêng liêng của người dân xứ An, đồng thời đã góp phần bảo vệ sinh vật nhiều giá trị thực tế và tâm linh như loài rắn.
Theo Thùy Dung/phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)