Mới đây, chiếc tàu lặn loại nhỏ lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế có tên gọi Hòa Bình đã được các chuyên gia thử nghiệm thành công các chế độ đứng tại chỗ, lặn xuống, nổi lên và thử quay vòng tại vịnh Cam Ranh có độ sâu 15m. Tàu lặn Hòa bình có chiều dài 6,63 m, chiều cao 2,74m, tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ; thời gian lặn 24h; độ sâu lặn 50m; số lượng thuyền viên tối đa là 4 người. Tàu lặn nổi nhờ 4 phao lặn bố trí đối xứng hai bên thân vỏ tàu chịu áp lực. Tàu lặn cỡ nhỏ này được cho là có thể liên lạc với bờ hoặc các tàu khác 1km bằng hệ thống thông tin vô tuyến. Vài năm trước đây, giới khoa học từng “chấn động” với mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên lớp Tàu thuyền khóa 47 Trường Đại học Nha Trang. Với mong ước khám phá, đưa công nghệ chế tạo tàu lặn phát triển tại Việt Nam, anh Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên đã triển khai đề tài khoa học: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn vỏ composite” và đạt được những thành công nhỏ khi có thể lặn sâu đến 10m trong bể bơi học viện Hải quân. Con tàu lặn đen trũi, dài 1,45m, đường kính thân khoảng 0,2m. Tàu được điều khiển chạy một vòng quanh mặt nước rồi lặn dần. Cứ xuống mỗi mét nước, mọi người lại kiểm tra áp suất, độ nghiêng, xem tàu có vào nước không, và khi nó xuống đến độ sâu 10m, mọi người ôm siết lấy nhau trong niềm vui thành công. Tiếp nối thành công của mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng, năm 2012, các chàng trai lớp Tàu thuyền khóa 51, Đại học Nha Trang gồm: Nguyễn Công Luật và Lê Hoàng Vũ (Khánh Hòa), Phạm Văn Hoàng (Nghệ An), Hồ Cát Tường (Quảng Trị) bắt tay thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn phục vụ du lịch biển tại Nha Trang”. Kết quả cho thấy, mô hình tàu có thể chạy an toàn ở tất cả chế độ từ chậm đến nhanh, thẳng hay quay vòng, tiến hay lùi với vận tốc 22,4km/giờ, lớn hơn vận tốc thiết kế; thời gian nổi đạt 16 giây, thời gian lặn đạt 58 giây. Mô hình tàu lặn có chiều dài 1m, rộng 0,2m, có 2 khoang chính: khoang lặn để bơm nước vào thực hiện cơ chế lặn, nổi; khoang hành khách dành cho 4 người cùng 1 người lái, 1 người phục vụ. Thiết kế cho phép mô hình tàu chạy bằng năng lượng điện với tốc độ 10 hải lý/giờ, lặn sâu 5m. Vỏ tàu do nhóm chế tạo cũng làm bằng vật liệu composite đảm bảo độ bền, không bị biến dạng khi tàu lặn xuống độ sâu 10m nước; không có hiện tượng rò rỉ nước vào thân tàu qua các mối nối; các thiết bị điện tử được đảm bảo an toàn. Ngoài những mô hình trên còn phải kể đến tác phẩm của ông Phan Bội Trân - một Việt kiều sống ở TP.HCM. Ông Trân từng khá nổi tiếng trong nước khi âm thầm chế tạo và thử nghiệm thành công tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 vào năm 2010. Từng có thông tin, lô hàng 5 chiếc "tàu ngầm made in Việt Nam" đó sẽ được xuất khẩu sang Malaysia vào tháng 9/2014, với giá 3.500 USD/chiếc để phục vụ du lịch. Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Những chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 đầu tiên thử nghiệm có vận tốc khá chậm, 1 – 5 hải lý/giờ, để giúp người lái có thể lái lặn sâu 3m dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 giờ, đủ thời gian giúp du khách khám phá những kì bí ẩn chứa trong lòng biển.
Mới đây, chiếc tàu lặn loại nhỏ lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế có tên gọi Hòa Bình đã được các chuyên gia thử nghiệm thành công các chế độ đứng tại chỗ, lặn xuống, nổi lên và thử quay vòng tại vịnh Cam Ranh có độ sâu 15m.
Tàu lặn Hòa bình có chiều dài 6,63 m, chiều cao 2,74m, tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ; thời gian lặn 24h; độ sâu lặn 50m; số lượng thuyền viên tối đa là 4 người. Tàu lặn nổi nhờ 4 phao lặn bố trí đối xứng hai bên thân vỏ tàu chịu áp lực.
Tàu lặn cỡ nhỏ này được cho là có thể liên lạc với bờ hoặc các tàu khác 1km bằng hệ thống thông tin vô tuyến.
Vài năm trước đây, giới khoa học từng “chấn động” với mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên lớp Tàu thuyền khóa 47 Trường Đại học Nha Trang. Với mong ước khám phá, đưa công nghệ chế tạo tàu lặn phát triển tại Việt Nam, anh Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên đã triển khai đề tài khoa học: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn vỏ composite” và đạt được những thành công nhỏ khi có thể lặn sâu đến 10m trong bể bơi học viện Hải quân.
Con tàu lặn đen trũi, dài 1,45m, đường kính thân khoảng 0,2m. Tàu được điều khiển chạy một vòng quanh mặt nước rồi lặn dần. Cứ xuống mỗi mét nước, mọi người lại kiểm tra áp suất, độ nghiêng, xem tàu có vào nước không, và khi nó xuống đến độ sâu 10m, mọi người ôm siết lấy nhau trong niềm vui thành công.
Tiếp nối thành công của mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng, năm 2012, các chàng trai lớp Tàu thuyền khóa 51, Đại học Nha Trang gồm: Nguyễn Công Luật và Lê Hoàng Vũ (Khánh Hòa), Phạm Văn Hoàng (Nghệ An), Hồ Cát Tường (Quảng Trị) bắt tay thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn phục vụ du lịch biển tại Nha Trang”. Kết quả cho thấy, mô hình tàu có thể chạy an toàn ở tất cả chế độ từ chậm đến nhanh, thẳng hay quay vòng, tiến hay lùi với vận tốc 22,4km/giờ, lớn hơn vận tốc thiết kế; thời gian nổi đạt 16 giây, thời gian lặn đạt 58 giây.
Mô hình tàu lặn có chiều dài 1m, rộng 0,2m, có 2 khoang chính: khoang lặn để bơm nước vào thực hiện cơ chế lặn, nổi; khoang hành khách dành cho 4 người cùng 1 người lái, 1 người phục vụ. Thiết kế cho phép mô hình tàu chạy bằng năng lượng điện với tốc độ 10 hải lý/giờ, lặn sâu 5m. Vỏ tàu do nhóm chế tạo cũng làm bằng vật liệu composite đảm bảo độ bền, không bị biến dạng khi tàu lặn xuống độ sâu 10m nước; không có hiện tượng rò rỉ nước vào thân tàu qua các mối nối; các thiết bị điện tử được đảm bảo an toàn.
Ngoài những mô hình trên còn phải kể đến tác phẩm của ông Phan Bội Trân - một Việt kiều sống ở TP.HCM. Ông Trân từng khá nổi tiếng trong nước khi âm thầm chế tạo và thử nghiệm thành công tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 vào năm 2010. Từng có thông tin, lô hàng 5 chiếc "tàu ngầm made in Việt Nam" đó sẽ được xuất khẩu sang Malaysia vào tháng 9/2014, với giá 3.500 USD/chiếc để phục vụ du lịch.
Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Những chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 đầu tiên thử nghiệm có vận tốc khá chậm, 1 – 5 hải lý/giờ, để giúp người lái có thể lái lặn sâu 3m dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 giờ, đủ thời gian giúp du khách khám phá những kì bí ẩn chứa trong lòng biển.