Kền kền đầu trọc (Aegypius monachus). Đây được xem là một trong những loài kền kền ăn xác thối lớn nhất thế giới. Sải cánh của chúng dài tới 30 mét. Tuy nhiên, loài kền kền này đang bị sụt giảm về số lượng do môi trường sống bị thu hẹp. Hiện tại chỉ còn khoảng 5000 cá thể kền kền đầu trọc tồn tại trên thế giới.Kền kền khoang cổ (Vultur gryphus). Loài kền kền này chủ yếu sống tại Nam Mỹ trong dãy Andes. Mặc dù là biểu tượng quốc gia của một số nước Nam Mỹ nhưng hiện nay nó đã bị suy giảm về số lượng do mất môi trường sống và ngộ độc xác chết bị giết bởi thợ săn.Kền kền Hymalaya (Gyps himalayensis). Loài này được tìm thấy trong dãy núi cao của Himalayas, Pamirs, Kazakhstan và Tây Tạng. Hiện nay, người ta đang lo ngại về sự suy giảm số lượng của loài này do chúng dễ bị nhiễm độc từ xác động vật.Kền kền râu (Gypaetus barbatus). Đây là một trong số ít các loài có bộ râu trên khuôn mặt. Chính vì vậy mà chúng được gọi là kền kền râu. Loài chim này không chỉ ăn xác thối mà đôi khi còn giết chết con mồi sống như rùa, thỏ rừng. Năm 2014, loài chim ít được quan tâm nhất này bị liệt kê vào danh sách nguy cơ tuyệt chủng cao. Ước tính có khoảng 10.000 cặp kền kền râu còn tồn tại trên thế giới.Kền kền Cựu Thế giới (Torgos tracheliotus). Loài kền kền này còn được biết đến với cái tên kền kền Nubian. Chúng được tìm thấy ở các nước Châu Phi. Loài kền kền này không có thính giác tốt như các loài kền kền khác, vì vậy chúng thường tìm kiếm thức ăn bằng mắt. Đáng buồn thay, cá thể kền kền Cựu Thế giới hiện bị suy giảm đáng kể do hoạt động của con người. Chỉ còn khoảng 9.000 cá thể kền kền Cựu Thế giới còn tồn tại trên thế giới.Kền kền đầu trắng (Trigonoceps occipitalis). Dù được gọi là kền kền đầu trắng nhưng khuôn mặt của nó đầy màu sắc. Giống như nhiều loài kền kền khác, kền kền đầu trắng ăn xác động vật thối và đôi khi săn cả những động vật có xương sống nhỏ. Trong nhiều thập kỷ qua, số lượng cá thể loài này bị suy giảm nhiều, chỉ còn khoảng 20.000 cá thể đang tồn tại.Kền kền Gyps coprotheres. Loài kền kền này được tìm thấy ở miền nam Châu Phi. Không giống như một số loài kèn kền đơn độc khác, chúng thích sống theo nhóm. Chúng xây tổ và chia sẻ thức ăn với nhau. Hiện nay, chúng cũng bị xếp vào danh sách bị tuyệt chủng do số lượng cá thể bị suy giảm vì hoạt động nông nghiệp.Kền kền lưng trắng, (Gyps africanus). Loài này rất thích những vùng đất thấp, thảo nguyên và có thể làm tổ trên cây cao. Chúng được tìm thấy từ Nam Phi đến Sahara, hầu khắp các châu lục từ đông sang tây. Là kền kền phổ biến nhất ở Châu Phi nhưng loài này cũng đang bị suy giảm đáng kể. Theo ước tính, theo đà suy giảm này, kền kền lưng trắng có thể bị tuyệt chủng vào năm 2034, thậm chí là sớm hơn.Kền kền Gyps rueppelli. Đây là loài kền kền khổng lồ với sải cánh lên tới 2,5m và nặng từ 6 đến 9kg. Chúng đã lập kỷ lục bay cao ở mức hơn 10000 mét vào năm 1973. Ước tính có khoảng 30000 cá thể loài này biến mất, khiến cho nó bị xếp vào nguy cơ tuyệt chủng từ năm 2012.Kền kền Necrosyrtes monachus. Loài này được tìm thấy ở Châu Phi, cận Saharan. Chúng nhỏ hơn so với các loài khác. Nhờ đặc điểm này mà chúng nhanh nhẹn hơn và thường phát hiện ra xác chết sớm hơn. Chúng rất thông minh khi tìm kiếm thức ăn lúc thủy triều xuống. đây là thời điểm nhiều thực phẩm dạt vào bờ. Cuối năm 1980, số lượng loài kền kền bị suy giảm đáng kể. Vì vậy chúng được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng năm 2011.Kền kền Ấn Độ, (Gyps indicus). Chúng sống chủ yếu trên những vách đồi núi ở miền Trung và bán đảo Ấn Độ. Theo khảo sát, sự sụt giảm cá thể loài kền kền này vô cùng nhanh chóng, trong vòng 10 - 15 năm, loài bị sụt giảm tới 97%.
Kền kền đầu trọc (Aegypius monachus). Đây được xem là một trong những loài kền kền ăn xác thối lớn nhất thế giới. Sải cánh của chúng dài tới 30 mét. Tuy nhiên, loài kền kền này đang bị sụt giảm về số lượng do môi trường sống bị thu hẹp. Hiện tại chỉ còn khoảng 5000 cá thể kền kền đầu trọc tồn tại trên thế giới.
Kền kền khoang cổ (Vultur gryphus). Loài kền kền này chủ yếu sống tại Nam Mỹ trong dãy Andes. Mặc dù là biểu tượng quốc gia của một số nước Nam Mỹ nhưng hiện nay nó đã bị suy giảm về số lượng do mất môi trường sống và ngộ độc xác chết bị giết bởi thợ săn.
Kền kền Hymalaya (Gyps himalayensis). Loài này được tìm thấy trong dãy núi cao của Himalayas, Pamirs, Kazakhstan và Tây Tạng. Hiện nay, người ta đang lo ngại về sự suy giảm số lượng của loài này do chúng dễ bị nhiễm độc từ xác động vật.
Kền kền râu (Gypaetus barbatus). Đây là một trong số ít các loài có bộ râu trên khuôn mặt. Chính vì vậy mà chúng được gọi là kền kền râu. Loài chim này không chỉ ăn xác thối mà đôi khi còn giết chết con mồi sống như rùa, thỏ rừng. Năm 2014, loài chim ít được quan tâm nhất này bị liệt kê vào danh sách nguy cơ tuyệt chủng cao. Ước tính có khoảng 10.000 cặp kền kền râu còn tồn tại trên thế giới.
Kền kền Cựu Thế giới (Torgos tracheliotus). Loài kền kền này còn được biết đến với cái tên kền kền Nubian. Chúng được tìm thấy ở các nước Châu Phi. Loài kền kền này không có thính giác tốt như các loài kền kền khác, vì vậy chúng thường tìm kiếm thức ăn bằng mắt. Đáng buồn thay, cá thể kền kền Cựu Thế giới hiện bị suy giảm đáng kể do hoạt động của con người. Chỉ còn khoảng 9.000 cá thể kền kền Cựu Thế giới còn tồn tại trên thế giới.
Kền kền đầu trắng (Trigonoceps occipitalis). Dù được gọi là kền kền đầu trắng nhưng khuôn mặt của nó đầy màu sắc. Giống như nhiều loài kền kền khác, kền kền đầu trắng ăn xác động vật thối và đôi khi săn cả những động vật có xương sống nhỏ. Trong nhiều thập kỷ qua, số lượng cá thể loài này bị suy giảm nhiều, chỉ còn khoảng 20.000 cá thể đang tồn tại.
Kền kền Gyps coprotheres. Loài kền kền này được tìm thấy ở miền nam Châu Phi. Không giống như một số loài kèn kền đơn độc khác, chúng thích sống theo nhóm. Chúng xây tổ và chia sẻ thức ăn với nhau. Hiện nay, chúng cũng bị xếp vào danh sách bị tuyệt chủng do số lượng cá thể bị suy giảm vì hoạt động nông nghiệp.
Kền kền lưng trắng, (Gyps africanus). Loài này rất thích những vùng đất thấp, thảo nguyên và có thể làm tổ trên cây cao. Chúng được tìm thấy từ Nam Phi đến Sahara, hầu khắp các châu lục từ đông sang tây. Là kền kền phổ biến nhất ở Châu Phi nhưng loài này cũng đang bị suy giảm đáng kể. Theo ước tính, theo đà suy giảm này, kền kền lưng trắng có thể bị tuyệt chủng vào năm 2034, thậm chí là sớm hơn.
Kền kền Gyps rueppelli. Đây là loài kền kền khổng lồ với sải cánh lên tới 2,5m và nặng từ 6 đến 9kg. Chúng đã lập kỷ lục bay cao ở mức hơn 10000 mét vào năm 1973. Ước tính có khoảng 30000 cá thể loài này biến mất, khiến cho nó bị xếp vào nguy cơ tuyệt chủng từ năm 2012.
Kền kền Necrosyrtes monachus. Loài này được tìm thấy ở Châu Phi, cận Saharan. Chúng nhỏ hơn so với các loài khác. Nhờ đặc điểm này mà chúng nhanh nhẹn hơn và thường phát hiện ra xác chết sớm hơn. Chúng rất thông minh khi tìm kiếm thức ăn lúc thủy triều xuống. đây là thời điểm nhiều thực phẩm dạt vào bờ. Cuối năm 1980, số lượng loài kền kền bị suy giảm đáng kể. Vì vậy chúng được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng năm 2011.
Kền kền Ấn Độ, (Gyps indicus). Chúng sống chủ yếu trên những vách đồi núi ở miền Trung và bán đảo Ấn Độ. Theo khảo sát, sự sụt giảm cá thể loài kền kền này vô cùng nhanh chóng, trong vòng 10 - 15 năm, loài bị sụt giảm tới 97%.