Những lần chạm trán "quái vật biển" gây khiếp sợ nhất

Google News

Từ trước đến nay đã có rất nhiều trường hợp những ngư dân, những thủy thủ đoàn chạm trán với những quái vật biển xanh. 

Mực khổng lồ ở Nam Cực
Trong lần thả lưới ở khu vực Ross của Nam Cực, thuyền trưởng John Bennett và các thuyền viên trên tàu cá San Aspiring bắt con mực dài như một chiếc xe buýt nhỏ. Đôi mắt của con "quái vật biển" lớn tương đương một chiếc đĩa đựng đồ ăn. Đó là con mực cái với tổng cộng 8 xúc tu với mỗi chiếc dài khoảng 1m.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đánh giá xúc tu của con vật có thể dài tới 2m nếu nó không bị đứt trong quá trình vật lộn trong lưới. Người ta ướp lạnh sinh vật khó bắt nhất hành tinh trước khi đưa vào đất liền để các nhà khoa học có cơ hội tìm hiểu con vật.
Nhung lan cham tran
Con mực khổng lồ. 
Sau khi nghiên cứu một phần sinh vật, nhóm của bà Bolstad khẳng định nó là một con cái và đang mang trứng. “Những điểm này giúp sinh vật vừa bị bắt vượt xa những con mực khổng lồ hoàn hảo nhất mà tôi từng thấy”.
Các nhà nghiên cứu hy vọng cá thể mực sẽ giúp khám phá chuỗi thức ăn của loài cùng sự khác biệt di truyền giữa chúng và những con mực khác. Ngoài ra, người ta cũng mong nắm giữ những thông tin cơ bản về con mực khổng lồ vừa bị bắt. Họ sẽ tính toán và quyết định trưng bày con vật hay không.
Quái vật từ thời tiền sử tại Australia
Ngày 21/1/2015, một nhóm ngư dân bắt một con cá màu nâu sẫm có chiều dài 2 m ở độ sâu 700 m gần Lakes Entrance, một khu nghỉ dưỡng và đánh cá tại bang Victoria, Australia. Nó là cá nhám mang xếp, thuộc họ Cá mập nhưng lại có đầu và thân giống lươn. Chỉ phần đuôi của nó có đặc điểm giống cá mập. Giới khoa học gọi cá nhám mang xếp là “hóa thạch sống”, bởi chúng bắt đầu xuất hiện trên địa cầu từ khoảng 80 triệu năm trước.
Nhung lan cham tran
 Nhóm ngư dân bắt con cá nhám mang xếp ở vùng biển ngoài khơi phía đông nam bang Victoria, Australia hôm 21/1. Ảnh: Mirror
Đây là lần đầu tiên con người thấy một con cá nhám mang xếp còn sống. Loài cá này là một trong hai loài cá mập từ thời kỳ tiền sử vẫn còn sống đến ngày nay.
Simon Boag, Chủ tịch Hiệp hội Đánh cá Đông Nam Á (SETFA) cho biết, nhóm ngư dân tỏ ra vô cùng bối rối khi thấy con cá nhám.
“Nó có 25 hàng răng với 300 chiếc. Một khi lọt vào trong miệng nó, con mồi sẽ không thể thoát ra”, Simon nói với ABC News.
Cá mặt trăng dạt bờ biển Indonesia
Theo tờ Dailymail, các ngư dân Indonesia đã phát hiện ra một con cá mặt trăng khổng lồ dài 1,83m và nặng 1,5 tấn trôi dạt vào bờ biển ở Palu, Sulawesi. Đây là loài cá có kích thước "vĩ đại" và được mệnh danh là một trong những loài cá quý hiếm nhất.
Khi được phát hiện ra, con "quái vật" xù xì này đang trong tình trạng rất yếu, chỉ còn có thể nằm thoi thóp. Dù được các ngư dân đưa trở lại biển nhưng nó đã chết và lại trôi vào bờ bởi sóng đánh quá mạnh.
Nhung lan cham tran
Con cá mặt trăng khổng lồ dạt bờ biển Indonesia.
Cá mặt trăng hay còn gọi là cá mặt trời hoặc cá thái dương khổng lồ là loài cá biển có xương sống lớn nhất thế giới. Nó có thể đạt chiều cao tối đa là 4,3m, bề ngang tối đa là 3m và trọng lượng lên tới 2,3 tấn.
Loài cá này thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp. Chúng cũng có một chiếc vây lưng lớn ở trên lưng nên hay bị nhầm với cá mập khi bơi ở các vùng nước ôn đới và nhiệt đới trên thế giới.
Điều đặc biệt là tuy to lớn nhưng miệng của cá mặt trăng lại rất nhỏ. Chúng chỉ ăn được những loài giáp xác nhỏ và các sinh vật phù du.
Ngoài ra cá mặt trăng cũng bơi rất yếu dù trông vẻ của chúng thực sự khá "to xác". Thế nên chúng rất thường bị trôi theo các dòng nước hoặc trôi dạt vào các bờ biển.
Cá mập “yêu quái miệng rộng” tại Philippines
"Yêu quái miệng rộng" này dài 4,6m, có đầu và miệng rất to. Chiếc miệng rộng chứa khoảng 50 hàm răng nhỏ, nhọn khác nhau. Sự xuất hiện kỳ lạ với hình dạng khổng lồ của loài cá mập này khiến nhiều người hoảng hốt.
Nhung lan cham tran
 
Năm 2014, các ngư dân tại Nhật Bản đã phát hiện một con cá mập miệng rộng với chiều dài 4m, nặng khoảng 680kg nhưng so với con cá mập này thì nó còn nhỏ hơn rất nhiều.
Theo VTC News

Bình luận(0)