Con cá nhám phơi nắng khổng lồ nặng 3 tấn, dài 6,3m đã sa lưới của một ngư dân. Lần đầu tiên trong 85 năm qua, người ta phát hiện ra loài cá mập hình thù kỳ lạ này xuất hiện ở hải phận Australia và là lần thứ hai ngư dân ở đây bắt được con thủy quái nặng cả tấn như thế này. Lần đầu tiên là vào năm 1930 ở Lakes Entrance.Con cá khổng lồ này bị bắt tại vùng biển ở thành phố Portland, phía tây Warrnambool, bang Victoria, Australia bởi thuyền trưởng James Owen và thuỷ thủ đoàn của mình.Tuy nhiên thay vì bán nó, James và thủy thủ đoàn quyết định tặng lại con quái vật biển khơi cực hiếm gặp này cho các nhà khoa học tại bảo tàng Melbourne.Tiến sĩ Martin Gomon đã ca ngợi đồng thời bày tỏ lòng kính trọng đến các ngư dân, những người đã liên hệ với Bảo tàng Melbourne và tặng mẫu vật để phục vụ nghiên cứu khoa học thay vì đem bán nó để kiếm lời.Tiến sĩ Martin cũng cho biết thêm vây cá mập phơi rất đắt vì chúng có kích thước lớn, những chiếc vi ngực có thể dài hơn 1m và rộng hơn 60cm, ngoài ra còn có thêm vi chậu.Cũng tại phía Đông Nam của Australia, ba tháng trước, một con cá mập yêu tinh vô cùng quý hiếm, được mô tả như một "người ngoài hành tinh của biển sâu" đã được tìm thấy và chuyển giao cho Bảo tàng Australia ở Sydney.Đây là loài cá mập có tên khoa học là Mitsukurina owstoni, được coi là hóa thạch sống đột ngột xuất hiện sau 125 triệu năm. Chúng có một chiếc mũi dài đột biến, vây hai bên hông và hàm răng thì như tập hợp của những con dao găm sắc nhọn.Xem thêm một số hình ảnh khác:
Con cá nhám phơi nắng khổng lồ nặng 3 tấn, dài 6,3m đã sa lưới của một ngư dân. Lần đầu tiên trong 85 năm qua, người ta phát hiện ra loài cá mập hình thù kỳ lạ này xuất hiện ở hải phận Australia và là lần thứ hai ngư dân ở đây bắt được con thủy quái nặng cả tấn như thế này. Lần đầu tiên là vào năm 1930 ở Lakes Entrance.
Con cá khổng lồ này bị bắt tại vùng biển ở thành phố Portland, phía tây Warrnambool, bang Victoria, Australia bởi thuyền trưởng James Owen và thuỷ thủ đoàn của mình.
Tuy nhiên thay vì bán nó, James và thủy thủ đoàn quyết định tặng lại con quái vật biển khơi cực hiếm gặp này cho các nhà khoa học tại bảo tàng Melbourne.
Tiến sĩ Martin Gomon đã ca ngợi đồng thời bày tỏ lòng kính trọng đến các ngư dân, những người đã liên hệ với Bảo tàng Melbourne và tặng mẫu vật để phục vụ nghiên cứu khoa học thay vì đem bán nó để kiếm lời.
Tiến sĩ Martin cũng cho biết thêm vây cá mập phơi rất đắt vì chúng có kích thước lớn, những chiếc vi ngực có thể dài hơn 1m và rộng hơn 60cm, ngoài ra còn có thêm vi chậu.
Cũng tại phía Đông Nam của Australia, ba tháng trước, một con cá mập yêu tinh vô cùng quý hiếm, được mô tả như một "người ngoài hành tinh của biển sâu" đã được tìm thấy và chuyển giao cho Bảo tàng Australia ở Sydney.
Đây là loài cá mập có tên khoa học là Mitsukurina owstoni, được coi là hóa thạch sống đột ngột xuất hiện sau 125 triệu năm. Chúng có một chiếc mũi dài đột biến, vây hai bên hông và hàm răng thì như tập hợp của những con dao găm sắc nhọn.
Xem thêm một số hình ảnh khác: