Khoảnh khắc chim diệc xám tranh cướp cá trên không trung được nhiếp ảnh Bence Máté ghi lại khi anh đang hi vọng sẽ chụp được những hình ảnh kịch tính, thú vị về động vật hoang dã ở vườn Quốc gia Kiskunság, Hungary. (Nguồn Dailymail)Theo chia sẻ, để có thể săn được những hình ảnh về màn cướp mồi ngoạn mục của diệc xám, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 31 tuổi này đã dựng một chiếc lều cạnh khu vực hồ để có thể tiếp cận gần gũi với những con chim, thuận tiện cho việc nhiếp ảnh. Trong ảnh là khoảnh khắc con diệc xám thứ nhất cố gắng cắp con mồi mình bắt được bay đi, không để con diệc xám lạ đến cướp. (Nguồn Dailymail)Những con diệc xám săn mồi có chiến thuật riêng, chúng thường đứng bất động ở dưới nước, chờ đợi con mồi lượn lờ xung quanh. Khi thấy khoảng cách đủ gần, diệc xám nhanh như chớp bắt lấy con mồi bằng chiếc mỏ nhọn, cứng như sắt. (Nguồn Dailymail)Lúc bình thường, diệc xám là loài động vật ôn hòa, nhưng khi liên quan đến thức ăn, chúng sẽ trở mặt với nhau, đặc biệt trong thời điểm thức ăn khan hiếm, những trận không chiến của chim diệc xám để tranh cướp con mồi sẽ diễn ra thường xuyên hơn. (Nguồn Dailymail)Khi không chiến, diệc xám sử dụng đôi cánh to, dài, khỏe của mình để khống chế tốc độ, độ cao đồng thời dùng chiếc mỏ dài của mình như những thanh kiếm, đấm về phía đối thủ. (Nguồn Dailymail)Những con diệc xám thiện chiến sẽ thừa cơ đối thủ không để ý tung ra chiêu tấn công mạnh nhất của mình, kẹp chặt cổ của đồng loại để giành quyền kiểm soát trận đấu. (Nguồn Dailymail)Khoảnh khắc dùng mỏ đánh nhau đầy kịch tính khi chim diệc xám không chiến giành cá. (Nguồn Dailymail)Cũng theo nhiếp ảnh gia Bence Máté, diệc xám là loài động vật rất kiên trì, khi đã lâm trận, chỉ khi có người chiến thắng chúng mới dừng lại. Tất nhiên, chỉ có con thắng cuộc mới được quyền mang thức ăn đi. (Nguồn Dailymail)Trong tự nhiên, diệc xám chủ yếu sống ở các vùng đất ngập nước, chế độ ăn uống của chúng bao gồm loài cá, bò sát, lưỡng cư, động vật giáp xác, động vật thân mềm và côn trùng thủy sinh. (Nguồn Dailymail)Ngoài không chiến, diệc xám còn có những trận thủy chiến để giành mồi kịch tính như thế này. (Nguồn Dailymail)
Khoảnh khắc chim diệc xám tranh cướp cá trên không trung được nhiếp ảnh Bence Máté ghi lại khi anh đang hi vọng sẽ chụp được những hình ảnh kịch tính, thú vị về động vật hoang dã ở vườn Quốc gia Kiskunság, Hungary. (Nguồn Dailymail)
Theo chia sẻ, để có thể săn được những hình ảnh về màn cướp mồi ngoạn mục của diệc xám, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã 31 tuổi này đã dựng một chiếc lều cạnh khu vực hồ để có thể tiếp cận gần gũi với những con chim, thuận tiện cho việc nhiếp ảnh. Trong ảnh là khoảnh khắc con diệc xám thứ nhất cố gắng cắp con mồi mình bắt được bay đi, không để con diệc xám lạ đến cướp. (Nguồn Dailymail)
Những con diệc xám săn mồi có chiến thuật riêng, chúng thường đứng bất động ở dưới nước, chờ đợi con mồi lượn lờ xung quanh. Khi thấy khoảng cách đủ gần, diệc xám nhanh như chớp bắt lấy con mồi bằng chiếc mỏ nhọn, cứng như sắt. (Nguồn Dailymail)
Lúc bình thường, diệc xám là loài động vật ôn hòa, nhưng khi liên quan đến thức ăn, chúng sẽ trở mặt với nhau, đặc biệt trong thời điểm thức ăn khan hiếm, những trận không chiến của chim diệc xám để tranh cướp con mồi sẽ diễn ra thường xuyên hơn. (Nguồn Dailymail)
Khi không chiến, diệc xám sử dụng đôi cánh to, dài, khỏe của mình để khống chế tốc độ, độ cao đồng thời dùng chiếc mỏ dài của mình như những thanh kiếm, đấm về phía đối thủ. (Nguồn Dailymail)
Những con diệc xám thiện chiến sẽ thừa cơ đối thủ không để ý tung ra chiêu tấn công mạnh nhất của mình, kẹp chặt cổ của đồng loại để giành quyền kiểm soát trận đấu. (Nguồn Dailymail)
Khoảnh khắc dùng mỏ đánh nhau đầy kịch tính khi chim diệc xám không chiến giành cá. (Nguồn Dailymail)
Cũng theo nhiếp ảnh gia Bence Máté, diệc xám là loài động vật rất kiên trì, khi đã lâm trận, chỉ khi có người chiến thắng chúng mới dừng lại. Tất nhiên, chỉ có con thắng cuộc mới được quyền mang thức ăn đi. (Nguồn Dailymail)
Trong tự nhiên, diệc xám chủ yếu sống ở các vùng đất ngập nước, chế độ ăn uống của chúng bao gồm loài cá, bò sát, lưỡng cư, động vật giáp xác, động vật thân mềm và côn trùng thủy sinh. (Nguồn Dailymail)
Ngoài không chiến, diệc xám còn có những trận thủy chiến để giành mồi kịch tính như thế này. (Nguồn Dailymail)