Trong số những loài rắn kỳ lạ ở Việt Nam, có lẽ loài rắn giun tý hon ở Việt Nam này là một trong những loài rắn đáng chú ý nhất, không chỉ bởi sự quý hiếm mà còn bởi cấu tạo cơ thể, ngoại hình, đặc điểm sinh sản chẳng giống ai của mình.Loài rắn giun này có tên khoa học là Ramphotyphlops braminus là một loại bò sát thuộc họ Rắn giun (Typhlopidae). Kích thước cực nhỏ lại có bề ngoài trông giống hệt như giun đất trưởng thành nên loài rắn này thường bị nhầm lẫn là giun. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy cơ thể rắn không không phân đốt như giun đất.Nhìn giống giun đất nhưng rắn giun là một loài rắn thực sự với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn như có xương sống, có vảy, có chiếc lưỡi chẻ thò ra thụt vào cảm nhiệt, xác định phương hướng và ngóc đầu lên khi bò.Ở Việt Nam, rắn giun tý hon rất hiếm thấy nhưng không phải là cực hiếm. Cũng bởi do có ngoại hình nhỏ bé giống hệt như loài giun đất mà hiếm người để ý tới loài rắn kỳ lạ này.Rắn giun tý hon ở Việt Nam còn được gọi là rắn mù Brahminy. Sở dĩ có cái tên đó bởi loài rắn này có tập tính sống trong đất, quanh năm tối tăm nên mắt của chúng thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực, không thu được hình ảnh nhưng vẫn cảm nhận được cường độ ánh sáng.Rắn chủ yếu sống ở các khu vực ẩm ướt, gần các tổ kiến, ổ mối bởi thức ăn chủ yếu của chúng là các ấu trùng, trứng... của kiến, mối.Ngoài đặc điểm ngoại hình đặc biệt vừa giống giun lại vừa giống rắn, loài rắn này còn có khả năng sinh đẻ không cần con đực. Chúng là loài sinh sản đơn tính (parthenogenesis), tất cả các cá thể được phát hiện từ trước đến nay đều là con cái. Khi rắn đẻ, mỗi lần được khoảng 8 trứng, rắn con nở ra có các đặc tính di truyền giống hệt rắn mẹ.Rắn giun trưởng thành có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn. Quá trình thay đổi màu sắc của rắn giun từ nhạt đến đậm trải đều theo chu kỳ sống và phát triển của loài giun này.Không chỉ tìm thấy ở Việt Nam, loài rắn này còn có mặt tại Thái Lan, bán đảo Malaysia, Singapore. Nó cũng được ghi nhận ở châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa, các đảo trên Thái Bình Dương, châu Mỹ (Mexico, Mỹ), Australia.Số lượng loài rắn kỳ lạ này tương đối ít, theo các nhà khoa học có lẽ là do đặc điểm sinh tồn riêng và tập tục sinh sản đơn tính chứ không phải phần lớn do tác động của con người đến môi trường, thu hẹp vùng sống của loài rắn giun.Cận cảnh một con rắn giun kỳ lạ có ngoại hình giống hệt giun đất trưởng thành.
Trong số những loài rắn kỳ lạ ở Việt Nam, có lẽ loài rắn giun tý hon ở Việt Nam này là một trong những loài rắn đáng chú ý nhất, không chỉ bởi sự quý hiếm mà còn bởi cấu tạo cơ thể, ngoại hình, đặc điểm sinh sản chẳng giống ai của mình.
Loài rắn giun này có tên khoa học là Ramphotyphlops braminus là một loại bò sát thuộc họ Rắn giun (Typhlopidae). Kích thước cực nhỏ lại có bề ngoài trông giống hệt như giun đất trưởng thành nên loài rắn này thường bị nhầm lẫn là giun. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy cơ thể rắn không không phân đốt như giun đất.
Nhìn giống giun đất nhưng rắn giun là một loài rắn thực sự với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn như có xương sống, có vảy, có chiếc lưỡi chẻ thò ra thụt vào cảm nhiệt, xác định phương hướng và ngóc đầu lên khi bò.
Ở Việt Nam, rắn giun tý hon rất hiếm thấy nhưng không phải là cực hiếm. Cũng bởi do có ngoại hình nhỏ bé giống hệt như loài giun đất mà hiếm người để ý tới loài rắn kỳ lạ này.
Rắn giun tý hon ở Việt Nam còn được gọi là rắn mù Brahminy. Sở dĩ có cái tên đó bởi loài rắn này có tập tính sống trong đất, quanh năm tối tăm nên mắt của chúng thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực, không thu được hình ảnh nhưng vẫn cảm nhận được cường độ ánh sáng.
Rắn chủ yếu sống ở các khu vực ẩm ướt, gần các tổ kiến, ổ mối bởi thức ăn chủ yếu của chúng là các ấu trùng, trứng... của kiến, mối.
Ngoài đặc điểm ngoại hình đặc biệt vừa giống giun lại vừa giống rắn, loài rắn này còn có khả năng sinh đẻ không cần con đực. Chúng là loài sinh sản đơn tính (parthenogenesis), tất cả các cá thể được phát hiện từ trước đến nay đều là con cái. Khi rắn đẻ, mỗi lần được khoảng 8 trứng, rắn con nở ra có các đặc tính di truyền giống hệt rắn mẹ.
Rắn giun trưởng thành có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn. Quá trình thay đổi màu sắc của rắn giun từ nhạt đến đậm trải đều theo chu kỳ sống và phát triển của loài giun này.
Không chỉ tìm thấy ở Việt Nam, loài rắn này còn có mặt tại Thái Lan, bán đảo Malaysia, Singapore. Nó cũng được ghi nhận ở châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa, các đảo trên Thái Bình Dương, châu Mỹ (Mexico, Mỹ), Australia.
Số lượng loài rắn kỳ lạ này tương đối ít, theo các nhà khoa học có lẽ là do đặc điểm sinh tồn riêng và tập tục sinh sản đơn tính chứ không phải phần lớn do tác động của con người đến môi trường, thu hẹp vùng sống của loài rắn giun.
Cận cảnh một con rắn giun kỳ lạ có ngoại hình giống hệt giun đất trưởng thành.