Các nhà khoa học cho biết, loài gián vẫn sống nhởn nhơ ở vùng nổ bom nguyên tử, đầy các chất phóng xạ. Chỉ gián với bò cạp chịu được môi trường độc hại đó.Gián có thể sống được tới 1 tuần dù không còn đầu. Não của gián không phải là trung khu kiểm soát tất cả mọi chức năng. Những cơ quan kiểm soát các chức năng sống còn của gián lại nằm trong phần ngực. Do đó, một con gián vẫn sống khỏe dù mất đầu, nhưng nó sẽ chết khát vì không thể uống nước.Gián nổi tiếng với khả năng phục hồi dẻo dai nhưng không ai ngờ rằng chúng thậm chí còn sống được cả trong hộp sọ của người đang sống trong một khoảng thời gian không hề ngắn.Các nghiên cứu gần đây cho thấy, gián đã có mặt trước cả khủng long, cách đây khoảng 359 triệu năm. Làm sao gián có thể sống sót khi mà nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt diệt? Đây vẫn còn là câu hỏi làm đau đầu giới khoa học.Theo Sách kỷ lục Guinness Thế giới, con gián dài nhất thế giới là loài Megaloblatta longipennis được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Chúng có thể dài tới gần 10cm với sải cánh lên tới 20cm. Con gián nặng nhất thuộc về một loài gián đào hố sống ở Úc, với cân nặng khoảng 28g, tương đương trọng lượng của 1 chiếc đĩa CD. Đây cũng là loài gián sống dai nhất, có thể sống đến 10 năm.Bên cạnh thực phẩm dành cho người, gián còn ăn được cả côn trùng chết, giấy, vải, xà phòng, gỗ, keo dán, tóc và phân... Tóm lại là tất cả mọi thứ. Nghĩa là gián không bao giờ cạn kiệt thức ăn, dù chúng thích đồ ngọt, tinh bột và thịt hơn cả.Bên cạnh đó, gián có thể sống được nhiều tuần mà không cần thức ăn. Nguyên nhân có thể do chúng là loài máu lạnh, giống cá sấu hay rắn. Những loài này có thể giữ tỉ lệ trao đổi chất xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nếu thiếu nước thì gián sẽ chết trong vòng 1 tuần, lâu nhất là 2 tuần.Gián là chuyên gia nín thở. Giống như những loài côn trùng khác, gián hít không khí bằng các lỗ trên cơ thể gọi là khe mang. Đôi khi gián đóng các lỗ này lại, để ngăn ngừa việc hấp thụ quá nhiều oxy hoặc ngăn chặn tình trạng mất nước. Khi bị dìm dưới nước, gián có thể đóng các khe mang này lại trong vòng 40 phút để tránh thất thoát oxy, đồng thời chúng dùng thời gian này để bò đến nơi an toàn.Loài gián có thể giả vờ chết để thoát khỏi nguy hiểm. Hãy dùng dép đập một con gián, chúng sẽ nằm đơ ra như kiểu đã chết nhưng hãy quan sát 1 thời gian bạn sẽ bất ngờ đấy!Trên thế giới có khoảng 4.500 loài gián được biết tới nhưng thực tế con số chưa được phát hiện có thể cao hơn gấp 2-3 lần.Gián có thể chạy đến vận tốc 5km/h. Nếu chúng có cùng trọng lượng với chúng ta vận tốc đó sẽ là 700 km/h nhanh hơn tất cả siêu xe nhanh nhất của chúng ta bây giờ.Một nghiên cứu tiến hành ở Nhật cho thấy gián có trí nhớ, cho phép chúng hình thành phản xạ có điều kiện và có thể huấn luyện chúng được nhờ sự phản xạ có điều kiện này.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Các nhà khoa học cho biết, loài gián vẫn sống nhởn nhơ ở vùng nổ bom nguyên tử, đầy các chất phóng xạ. Chỉ gián với bò cạp chịu được môi trường độc hại đó.
Gián có thể sống được tới 1 tuần dù không còn đầu. Não của gián không phải là trung khu kiểm soát tất cả mọi chức năng. Những cơ quan kiểm soát các chức năng sống còn của gián lại nằm trong phần ngực. Do đó, một con gián vẫn sống khỏe dù mất đầu, nhưng nó sẽ chết khát vì không thể uống nước.
Gián nổi tiếng với khả năng phục hồi dẻo dai nhưng không ai ngờ rằng chúng thậm chí còn sống được cả trong hộp sọ của người đang sống trong một khoảng thời gian không hề ngắn.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, gián đã có mặt trước cả khủng long, cách đây khoảng 359 triệu năm. Làm sao gián có thể sống sót khi mà nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt diệt? Đây vẫn còn là câu hỏi làm đau đầu giới khoa học.
Theo Sách kỷ lục Guinness Thế giới, con gián dài nhất thế giới là loài Megaloblatta longipennis được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Chúng có thể dài tới gần 10cm với sải cánh lên tới 20cm. Con gián nặng nhất thuộc về một loài gián đào hố sống ở Úc, với cân nặng khoảng 28g, tương đương trọng lượng của 1 chiếc đĩa CD. Đây cũng là loài gián sống dai nhất, có thể sống đến 10 năm.
Bên cạnh thực phẩm dành cho người, gián còn ăn được cả côn trùng chết, giấy, vải, xà phòng, gỗ, keo dán, tóc và phân... Tóm lại là tất cả mọi thứ. Nghĩa là gián không bao giờ cạn kiệt thức ăn, dù chúng thích đồ ngọt, tinh bột và thịt hơn cả.
Bên cạnh đó, gián có thể sống được nhiều tuần mà không cần thức ăn. Nguyên nhân có thể do chúng là loài máu lạnh, giống cá sấu hay rắn. Những loài này có thể giữ tỉ lệ trao đổi chất xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nếu thiếu nước thì gián sẽ chết trong vòng 1 tuần, lâu nhất là 2 tuần.
Gián là chuyên gia nín thở. Giống như những loài côn trùng khác, gián hít không khí bằng các lỗ trên cơ thể gọi là khe mang. Đôi khi gián đóng các lỗ này lại, để ngăn ngừa việc hấp thụ quá nhiều oxy hoặc ngăn chặn tình trạng mất nước. Khi bị dìm dưới nước, gián có thể đóng các khe mang này lại trong vòng 40 phút để tránh thất thoát oxy, đồng thời chúng dùng thời gian này để bò đến nơi an toàn.
Loài gián có thể giả vờ chết để thoát khỏi nguy hiểm. Hãy dùng dép đập một con gián, chúng sẽ nằm đơ ra như kiểu đã chết nhưng hãy quan sát 1 thời gian bạn sẽ bất ngờ đấy!
Trên thế giới có khoảng 4.500 loài gián được biết tới nhưng thực tế con số chưa được phát hiện có thể cao hơn gấp 2-3 lần.
Gián có thể chạy đến vận tốc 5km/h. Nếu chúng có cùng trọng lượng với chúng ta vận tốc đó sẽ là 700 km/h nhanh hơn tất cả siêu xe nhanh nhất của chúng ta bây giờ.
Một nghiên cứu tiến hành ở Nhật cho thấy gián có trí nhớ, cho phép chúng hình thành phản xạ có điều kiện và có thể huấn luyện chúng được nhờ sự phản xạ có điều kiện này.