Loài chim xấu xí nhất Việt Nam, già đẫy Java hay già đẫy nhỏ có tên khoa học là Leptoptilos javanicus, là một loài chim độc đáo và quý hiếm của Việt Nam. Ảnh chụp tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Đây là một loài chim thuộc họ Hạc có kích cỡ khá lớn, chiều dài thân 87–93 cm (dang thẳng ra từ mỏ đến đuôi), nặng từ 4 đến 5,71 kg, chiều cao khi đứng khoảng 110–120 cm, mỏ to và dài.Nét đặc trưng dễ nhận biết nhất của loài chim này là đầu và cổ gần như hói, chỉ có ít lông rải rác.Khi nhìn gần, trông chúng chẳng khác gì một cụ già khắc khổ.Địa bàn sinh sống chủ yếu của già đẫy Java là rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển, những bãi cỏ ngập nước, hồ, cánh đồng trồng lúa.Thức ăn chủ yếu là cá, đôi khi gặp ăn cả ếch nhái, rắn. Mùa sinh sản từ tháng 11 - năm sau.Chúng thường làm tổ ở những cây to cao gần nước, làm tổ tập đoàn. Đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 4 trứng.Tại Việt Nam, già đẫy Java thường xuất hiện ở các vùng đất ngập nước khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trên thế giới, chúng được ghi nhận ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc.Hiện nay, số lượng già đẫy Java ở Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng do nơi làm tổ và nơi kiếm ăn bị thu hẹp, bị nhiễu loạn nặng nề do các hoạt động kinh tế của con người như mở rộng các vùng đất nông nghiệp, đặc biệt là nạn cháy rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long.Ngoài già đẫy Java, Việt Nam còn là nơi sinh sống của già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), một loài chim có ngoại hình tương tự nhưng kích cỡ lớn hơn. Tuy nhiên, kể từ năm 1985 đến nay loài chim này đã không còn được ghi nhận ở Việt Nam.
Loài chim xấu xí nhất Việt Nam, già đẫy Java hay già đẫy nhỏ có tên khoa học là Leptoptilos javanicus, là một loài chim độc đáo và quý hiếm của Việt Nam. Ảnh chụp tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Đây là một loài chim thuộc họ Hạc có kích cỡ khá lớn, chiều dài thân 87–93 cm (dang thẳng ra từ mỏ đến đuôi), nặng từ 4 đến 5,71 kg, chiều cao khi đứng khoảng 110–120 cm, mỏ to và dài.
Nét đặc trưng dễ nhận biết nhất của loài chim này là đầu và cổ gần như hói, chỉ có ít lông rải rác.
Khi nhìn gần, trông chúng chẳng khác gì một cụ già khắc khổ.
Địa bàn sinh sống chủ yếu của già đẫy Java là rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển, những bãi cỏ ngập nước, hồ, cánh đồng trồng lúa.
Thức ăn chủ yếu là cá, đôi khi gặp ăn cả ếch nhái, rắn. Mùa sinh sản từ tháng 11 - năm sau.
Chúng thường làm tổ ở những cây to cao gần nước, làm tổ tập đoàn. Đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 4 trứng.
Tại Việt Nam, già đẫy Java thường xuất hiện ở các vùng đất ngập nước khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trên thế giới, chúng được ghi nhận ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc.
Hiện nay, số lượng già đẫy Java ở Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng do nơi làm tổ và nơi kiếm ăn bị thu hẹp, bị nhiễu loạn nặng nề do các hoạt động kinh tế của con người như mở rộng các vùng đất nông nghiệp, đặc biệt là nạn cháy rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài già đẫy Java, Việt Nam còn là nơi sinh sống của già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), một loài chim có ngoại hình tương tự nhưng kích cỡ lớn hơn. Tuy nhiên, kể từ năm 1985 đến nay loài chim này đã không còn được ghi nhận ở Việt Nam.